Tụt lợi là gì? Răng bị tụt lợi phải làm sao?

Tụt lợi là gì? Tụt lợi là một trong những bệnh lý về răng miệng đáng lo lắng, bởi không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng. Bài viết dưới đây, Nha khoa VIET SMILE sẽ cung cấp cho bạn một số kiến thức về tụt lợi mà bạn nên biết!

Tụt lợi là gì? Răng bị tụt lợi phải làm sao?
Tụt lợi là gì? Răng bị tụt lợi phải làm sao?

Tụt lợi là gì?

Tụt lợi là gì?
Tụt lợi là gì?

Tụt lợi là gì? Là thắc mắc của rất nhiều người? Tụt lợi (hay còn gọi là tụt nướu) là khi lợi bị tụt dần về phía chân chân răng, thường có hiện tượng bị sưng và có màu hồng xung quanh.

Khi lợi bị tụt quá nhiều làm cho chân răng bị lộ ra, có thể gây mòn cổ răng, lộ ngà răng, ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng và có hiện tượng bị lung lay răng. Thường có cảm giác đau nhức và khó chịu, thậm chí là chảy máu khi chạm vào, khi ăn những đồ cay nóng hoặc khi vệ sinh răng miệng. Hơi thở có mùi hôi khó chịu.

Các nguyên nhân tụt lợi.

Tụt lợi là một trong những biểu hiện cho thấy sức khỏe răng miệng đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân gây tụt lợi là gì? Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến lợi bị tổn thương và gây tụt lợi:

Răng có mảng bám – bệnh lý răng miệng

Khi răng có quá nhiều mảng bám sẽ kích thích vi khuẩn phát triển. Từ đó gây nên những bệnh lý răng miệng khiến lợi bị tụt như viêm nha chu, viêm lợi. Những bệnh lý này là tình trạng nướu bị sưng viêm hay nhiễm trùng dẫn tới phá hủy mô mềm và xương xung quanh răng. Khi bị viêm nướu thường bị sưng phồng, có màu đỏ thẫm, các túi nha chu dần xuất hiện và xương xung quanh răng bắt đầu bị mất đi.

Từ đó dần mất đi sự bám dính giữa lợi với chân răng dẫn đến lung lay răng, khi chạm vào hoặc vệ sinh răng miệng sẽ có hiện tượng đau nhức, khó chịu thậm chí chảy máu. Răng bị lung lay lâu ngày sẽ hình thành những khe hở sâu tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển dẫn đến tụt lợi.

Do khớp cắn lệch lạc

Lớp xương bao bên ngoài chân răng quá ít, dễ bị tổn thương dẫn đến tụt lợi. Trường hợp này dễ nhận thấy ở những hàm răng bị mọc lệch, khấp khểnh, khớp cắn hở.

Nguyên nhân gây tụt lợi do khớp cắn lệch lạc
Nguyên nhân gây tụt lợi do khớp cắn lệch lạc

Do chấn thương

Chấn thương có thể do va đập hoặc dùng lực quá mạnh trong quá trình vệ sinh răng miệng làm cho nướu bị tổn thương, dẫn đến hiện tượng sưng viêm và đó là nguy cơ cao gây ra tụt lợi. Ngoài ra, ngủ nghiến răng gây động lực rất lớn lên lợi và xương, lâu ngày dẫn đến răng bị xô lệch khiến các kế cạnh cũng bị tụt lợi. 

Thay đổi nội tiết tố

Tình trạng này chỉ xuất hiện ở phụ nữ. Nội tiết tố sẽ theo người phụ nữ đến suốt cuộc đời và thường bị thay đổi vào thời kỳ dậy thì, mang thai hay tiền mãn kinh. Trong những thời kỳ đó lượng hormone trong cơ thể bị mất cân bằng, khả năng trao đổi chất bị suy giảm làm cho lợi bị nhạy cảm và dễ bị vi khuẩn tấn công hơn khiến tụt lợi chân răng.

Ngoài ra các yếu tố như thuốc lá, do di truyền, đeo răng giả không vừa cũng là một trong những nguyên nhân khác gây ra tụt lợi.

Hậu quả khi răng tụt lợi

Tụt lợi là một trong những triệu chứng cho thấy răng miệng của bạn đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy tụt lợi để lại những hậu quả gì?

Lộ chân răng

Khi lợi bị viêm dần mất đi khả năng bảo vệ chân răng và thường có hiện tượng tụt hẳn về phía chân răng làm cho chân răng bị lộ ra. Hiện tượng này có thể nhìn thấy bằng mắt thường, khi khi ăn đồ cay nóng hay đánh răng sẽ làm cho chân răng bị đau nhức.

Dẫn đến mất răng

Hậu quả khi răng tụt lợi
Hậu quả khi răng tụt lợi

Khi răng tụt lợi làm cho răng bị lung lay là khi răng không có điểm bám, lợi ở xung quanh chân răng bị thấp hơn. Từ đó tạo ra kẽ hở giữa chân răng và lợi hoặc kẽ hở giữa các răng với nhau dẫn đến không chỉ lung lay 1 chiếc răng mà kéo theo là lung lay nhóm răng bên cạnh, nặng hơn có thể là mất răng.

Làm giảm chức năng ăn nhai

Răng bị tụt lợi sẽ làm cho khả năng cắn xé và nghiền nát thức ăn không được đảm bảo. Từ đó làm cho nhu cầu ăn uống bị giảm đi, răng dễ bị nhạy cảm với những đồ ăn quá nóng, quá lạnh, đồ chua, cay, mặn. Ngoài ra còn ảnh hưởng không nhỏ đến các bệnh khác như đau dạ dày, suy dinh dưỡng.

Mất thẩm mỹ

Hàm răng đẹp sẽ mang đến một nụ cười tự tin, khi răng tụt lợi mỗi khi cười sẽ bị lộ chân răng nhiều, lợi bị sưng đỏ khiến người đối diện cảm thấy sợ hãi khi nhìn.

Răng bị tụt lợi phải làm sao? Tụt lợi có tự khỏi không?

Tụt lợi có tự khỏi không? Là câu hỏi của rất nhiều người khi đang gặp tình trạng tụt lợi. Trên thực tế cho thấy tụt lợi không thể tự khỏi được, những phần lợi bị mất đi không thể tự động đầy lại được, không thể bồi đắp lại những phần lợi đã mất. Vậy nên, khi bị tụt lợi cần phải có những biện pháp khắc phục kịp thời để răng miệng không bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, nhiều người cũng chưa biết phải làm sao khi bị tụt lợi. Dưới đây là một số cách phòng ngừa khi răng tụt lợi:

Khám răng định kỳ

Răng miệng là một trong những bộ phận tham gia đầu tiên vào quá trình tiêu hóa. Vậy nên, khi thức ăn được nghiền nát bởi răng thường để lại những mảnh vụn nhỏ bám trên bề mặt răng kẽ răng. Nhiều người đã từng cho rằng đánh răng sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn những thức ăn thừa đó.

Tuy nhiên, đánh răng chỉ giúp loại bỏ một phần thức ăn thừa chứ không loại bỏ được hoàn toàn, lâu ngày sẽ dẫn đến những mảng bám trên răng ngày càng nhiều.Từ đó tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh trưởng, phát triển mạnh dần sẽ ăn mòn đến men răng và làm ảnh hưởng đến lợi dẫn đến tình trạng viêm lợi, lợi bị tụt hẳn về phía chân răng. Vậy nên cần phải đến nha khoa khám răng định kỳ để được bác sĩ chăm sóc răng miệng giúp hạn chế được tình trạng răng tụt lợi.

Sử dụng nước súc miệng

Răng tụt lợi phải làm sao
Răng tụt lợi phải làm sao

Nước súc miệng có thể sử dụng nước muối sinh lý pha loãng hoặc mua những loại nước súc miệng chưa tụt lợi chuyên dụng được bán tại nha khoa và các cửa hàng thuốc. Nước muối sinh lý có khả năng kháng khuẩn tốt, giúp loại bỏ những vi khuẩn gây hại và làm sạch thức ăn thừa trong khoang miệng gây ảnh hưởng đến nướu và răng. Đồng thời, cũng giúp làm sạch những vết thương làm cho những phần lợi bị loét do nhiễm trùng nhanh chóng khô và lành lại.

Thay đổi chế độ ăn uống

Bạn nên hạn chế ăn những đồ chua như nước cam, nước chanh,… trong những đồ chua ngoài cung cấp các chất vitamin thì có chứa tính acid cao khiến men răng bị bào mòn.

Các chất kích thích như bia, rượu, nước uống có gas cũng là tác nhân làm cho những phần răng tụt lợi ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Hơn nữa còn khiến răng bị bào mòn làm cho răng bị yếu đi, ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai.

Vậy nên bạn cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống hợp lý như sử dụng những thực phẩm chứa vitamin C, B12,…; chất xơ; khoáng chất;… giúp tăng cường dưỡng chất nuôi dưỡng răng và nướu.

Vệ sinh răng miệng

Vệ sinh răng miệng là cách để hạn chế được những bệnh lý răng miệng do vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên, để tránh không làm ảnh hưởng đến phần lợi và răng đang bị tổn thương, bạn nên lựa chọn loại bàn chải lông mềm mịn để tránh làm chảy máu lợi và chân răng. Bên cạnh đó, khi vệ sinh răng miệng chỉ nên dùng lực nhẹ nhàng vừa giúp loại bỏ những thức ăn thừa làm sạch răng, vừa không làm tổn thương đến phần mô mềm và xương xung quanh chân răng.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng những loại thuốc đánh răng có chứa fluor giúp cho men răng chắc khỏe hơn. Từ đó giúp cho việc chữa tụt lợi nhanh hơn.

Điều trị tụt lợi như thế nào?

Tụt lợi gây đau nhức, khó chịu gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hằng ngày. Vậy nên để làm cho răng bị tụt lợi nhanh khỏi, bạn nên đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Tùy vào từng trường hợp và mức độ tụt lợi bác sĩ sẽ lựa chọn ra những phương pháp phù hợp. Dưới đây là một số những biện pháp được áp dụng.

Lấy vôi răng

Với những trường hợp nhẹ nướu chưa bị tụt quá nhiều vẫn còn một phần nhỏ bám vào chân răng, chân răng không bị lộ ra quá nhiều. Để giúp điều trị tụt lợi nhanh khỏi bác sĩ sẽ tiến hành cạo vôi răng ở phần chân răng để phần chân răng luôn sạch, đồng thời loại bỏ được những vi khuẩn gây hại đến răng và đến phần lợi đang bị tổn thương.

Lấy vôi răng
Lấy vôi răng

Phẫu thuật ghép lợi

Để chắc chắn hơn, bạn nên đến phòng khám nha khoa để tham khảo các phương pháp điều trị tụt lợi hiệu quả nhất

Phẫu thuật ghép lợi là thủ thuật giúp phục hồi những phần nướu bị hư tổn và ngăn chặn tình trạng tụt lợi trở nên nặng nề hơn. Từ đó giúp cho vùng nướu không bị phá hủy làm ảnh hưởng đến xương răng. Bằng việc sử dụng một phần mô trong khoang miệng để tiến hành cấy ghép vào những phần lợi đã mất do tụt lợi. Những mô đó được liên kết với những phần mô dưới chân răng giúp tái tạo lại phần nướu bình thường và giúp phục hồi những tổn thương ngăn chặn bệnh tái phát.

Phương pháp cấy ghép lợi được chia thành các phương án như ghép mô liên kết dưới biểu bì, ghép mô nướu tự thân.
Ghép mô nướu tự thân: Với phương án này thường được áp dụng với những trường hợp nướu quá mỏng, cần bổ sung thêm mô để phần nướu xung quanh chân răng rộng hơn, nhằm bao bọc được toàn bộ chân răng. Bác sĩ sẽ tạo vạt và loại bỏ mô dưới lớp thịt trên cùng, sau đó một lượng nhỏ mô sẽ được lấy trực tiếp từ vòm miệng và sau đó khâu vào vùng nướu đang được điều trị.

Phương pháp ghép mô liên kết: Phương án điều trị này thường áp dụng cho những trường hợp nhiễm trùng chân răng. Bác sĩ sẽ lấy một phần da trong khoang miệng như ở vòm miệng và mô liên kết dưới biểu mô để khâu vào mô nướu xung quanh phần chân răng bị tụt nướu.

Ghép xương răng

Xương răng đóng vai trò quan trọng giúp nâng đỡ và bao bọc chân răng. Khi lợi bị viêm nhiễm nặng dẫn đến tụt lợi thường kéo theo hiện tượng tiêu xương răng, ổ răng bị thu hẹp cả chiều rộng và chiều dài làm cho răng không còn chỗ để bám trụ làm cho răng bị lung lay, nặng hơn có thể là mất răng.

Vậy để răng được cứng chắc lại do răng tụt lợi, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cấy ghép xương răng giúp bổ sung xương vào những phần xương răng bị mất. Từ đó giúp răng chắc khỏe lại và khôi phục khả năng ăn nhai của răng được tốt hơn.

Trước tiên bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê 1 phần hoặc gây tê cả khoang miệng. Sau đó tiến hành tách lợi để xương hàm lộ ra sau đó tiến hành ghép thêm xương vào bên trong. Phần xương đó sẽ được kết nối với phần xương cũ giúp ngăn chặn tình trạng tiêu xương và kích thích khả năng sản sinh ra xương mới giúp đảm bảo cấu trúc răng. Cuối cùng bác sĩ sẽ dùng chỉ nha khoa để khâu lại phần lợi đã bị tách ra.

Để mang đến hiệu quả cao nhất bạn nên lựa chọn những nha khoa uy tín. Hiện nay, nha khoa VIET SMILE đã và đang được nhiều khách hàng đánh giá là một nha khoa uy tín, chất lượng và đã để lại nhiều phản hồi tích cực.

Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết lựa chọn nha khoa nào phù hợp với mình bạn hãy kết nối với các chuyên gia của VIET SMILE để được tư vấn nhé!

Những chia sẻ của bác sĩ Nha khoa VIET SMILE về nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa tụt lợi

5/5 - (1 bình chọn)
1 bình luận
  1. Em hỏi bảng giá hàn răng thẩm mỹ ạ : 0988***922

Bình luận của bạn
Zalo
Gọi ngay
Đăng ký lịch hẹn

Để lại lời nhắn

    Vui lòng để lại thông tin để Trợ lý Bác sĩ trực tiếp tư vấn cho bạn.

    Họ tên

    Số điện thoại

    Ghi chú