Bị tụt lợi phải làm sao? Bệnh tụt lợi có tự khỏi không?

Bị tụt lợi phải làm sao? Liệu bệnh tụt lợi có tự khỏi hay không? Đây là băn khoăn của rất nhiều người đã và đang mắc căn bệnh đường miệng này. Mặc dù là tụt lợi không được coi là bệnh nha khoa không quá nguy hiểm nhưng để lâu dài không điều trị sẽ gây ra những hậu quả khôn lường. Vậy cách điều trị khi mắc căn bệnh này như thế nào? Cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây của cuoiholoi.vn nhé. 

Bị tụt lợi nên điều trị tại nhà như thế nào?
Bị tụt lợi nên điều trị tại nhà như thế nào?

Dấu hiệu lợi bị tụt

Bị tụt lợi thì chắc hẳn nhiều người cũng đã từng nghe nhưng vẫn chưa nhận biết được dấu hiệu của tụt lợi là gì? Dưới đây là một số dấu hiệu khi bị tụt lợi:

  • Nướu bị tụt hẳn về phía chân răng. 
  • Chân răng, cuống răng bị lộ ra.
  • Lợi bị sưng tấy có màu đỏ thẫm.
  • Bị đau nhức khó chịu ở phần lợi.
  • Răng bị lung lay.
  • Hơi thở có mùi khó chịu.
  • Vùng lợi tụt nhỏ hơn so với các vùng lợi khác.
  • Chân răng bị chảy máu khi vệ sinh răng miệng.
  • Chân răng bị ê buốt khi ăn những đồ nóng, lạnh.

Tụt lợi có tự khỏi không?

Hở chân răng phải làm sao, tụt lợi có tự khỏi không chắc chắn là băn khoăn của rất nhiều người. Thực tế, tình trạng lợi cũng giống như một chiếc răng bị sứt, mẻ, răng bị gãy vỡ vậy, chúng không thể tự khỏi. Vì lợi không có khả năng tự phục hồi như ban đầu.

Nếu chỉ quan sát bằng mắt thường thì bạn khó có thể phát hiện ra mình bị tụt lợi, khi có các dấu hiệu rõ rệt hơn một chút thì chân răng đã bị hở quá nhiều. Bởi vậy bạn hãy thường xuyên ghé nha khoa thăm khám răng định kì nhé, kết hợp với một chế độ ăn uống, chăm sóc răng đúng cách thì tin chắc rằng bạn sẽ có một hàm răng khỏe đẹp, nướu khỏe mạnh, không cần băn khoăn về vấn đề tụt lợi có tự khỏi không.

Khi bị tụt lợi phải làm sao?

Nếu bạn thắc mắc tụt lợi điều trị như thế nào, bị tụt lợi phải làm sao thì bạn hãy đọc tiếp nhé. Khi thấy mình bị tụt lợi bạn hãy tới nha khoa thăm khám sớm để bác sĩ thăm khám trực tiếp, tìm hiểu hiểu nguyên nhân, từ đó đưa ra phương án khắc phục phù hợp nhé.

Lấy cao răng

Cao răng là nơi trú ngụ của rất nhiều vi khuẩn gây bệnh, vậy nên cần đến nha khoa lấy cao răng định kỳ 6 tháng 1 lần để loại bỏ những vi khuẩn đó. Lấy cao răng giúp làm sạch các mảng bám cao răng là cách tiêu diệt nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh lý viêm nha chu hay viêm chân răng gây tụt lợi. Tuy nhiên, lấy cao răng chỉ được áp dụng với trường hợp nhẹ.

 Sau khi lấy cao răng bạn cũng cần chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách, từ đó răng tụt lợi sẽ được khắc phục.

Hạn chế ăn những đồ cay nóng và lạnh

Nếu bị hở chân răng phải làm sao? chắc chắn nha sĩ sẽ khuyên bạn áp dụng chế độ ăn uống hợp lý hơn, giúp bảo vệ chiếc răng.

Những đồ cay nóng và lạnh giống như chất kích thích làm cho tình trạng bị tụt lợi nặng hơn. Khi bị tụt lợi, phần chân răng bị lộ ra dễ nhạy cảm những đồ ăn đó. Từ đó, làm cho những phần lợi bị sưng tấy gây đau nhức dữ dội, chân răng cũng bị ảnh hưởng làm cho răng bị yếu đi.

Bị tụt lợi phải làm sao?
Bị tụt lợi phải làm sao?

Phẫu thuật cấy ghép lợi 

Nếu gặp tình trạng tụt nướu, bạn có thể được bác sĩ chỉ định và thực hiện phẫu thuật cấy ghép lợi. 

Có 3 phương pháp phẫu thuật tụt nướu, bị hở chân răng là: 

  • Phẫu thuật dùng vạt tại chỗ có chân nuôi để khắc phục tụt lợi. Bác sĩ sẽ tiến hành bóc tách tổ chức ghép, sau đó thực hiện phẫu thuật và ghép tổ chức ghép vào vị trí bị tụt nướu. Cuối cùng, bác sĩ sẽ khâu vế thương lại và phủ kín lợi nhân tạo vào vị trí nướu bị tụt.
  • Phẫu thuật dùng mô ghép rời tự thân, sử dụng mô ở 1 phần khác trong miệng để bù lại cho phần tụt nướu. chia thành các phương pháp: ghép mô lợi tự do tự thân, ghép mô  liên kết dưới biểu mô…
  • Phẫu thuật dùng màng nhân tạo kết hợp với vạt tại chỗ để chữa tụt lợi, đồng thời tạo tính thẩm mỹ cho răng bị tụt lợi.

Để chỉ định phương pháp điều trị thích hợp, bác sĩ nha khoa sẽ cần thăm khám cụ thể tình trạng tụt lợi cho bạn trước khi tư vấn và thực hiện. 

Ghép xương khi bị tụt lợi quá nặng 

Tình trạng tụt lợi là vấn đề răng miệng khá phổ biến thế nhưng mọi người lại thường chủ quan, không phát hiện và điều trị kịp thời nên nhiều người để tình trạng nặng.

Không phải tất cả trường hợp bị tụt lợi đều phải ghép xương, tuy nhiên trường hợp chân răng bị hở, lộ ra quá nhiều (tức là tụt lợi quá nặng) thì đây là giải pháp phù hợp. Bác sĩ sẽ tiến hành cấy ghép xương răng và kết hợp với ghép mô mềm để điều trị triệt để tình trạng lợi tụt, hở chân răng.

Không ăn những loại thực phẩm cứng, dai

Bị tụt lợi không nên ăn những đồ ăn dai, khó ăn sẽ làm tổn thương đến lợi và chân răng nghiêm trọng. Khi ăn những đồ dai thức ăn dễ mắc vào những phần lợi đang bị tổn thương đó làm cho lợi và chân răng bị chảy máu. Hơn nữa, những đồ ăn đó dễ mắc vào các kẽ răng làm cho việc vệ sinh răng miệng khó khăn, nên cần phải nhờ sự hỗ trợ của tăm răng và chỉ nha khoa. Mà những dụng cụ bổ trợ đó lại chính là tác dân gây tổn thương phần lợi và chân răng rất lớn.

Hay ăn những đồ ăn quá cứng, khi ăn cần sử dụng lực mạnh làm cho những phần răng đang bị lộ ra đó dễ bị chảy máu, răng cũng phải dùng lực quá nhiều khiến răng bị lung lay thậm chí là rụng răng.

Sử dụng nước súc miệng chữa tụt lợi

Bị tụt lợi thì phải làm sao, hở chân răng phải làm sao? Bạn có thể áp dụng mẹo súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng để vệ sinh răng miệng. Bởi muối có tính sát trùng cao, dung dịch muối có nồng độ muối lớn hơn nồng độ muối trong các tế bào của vi khuẩn.

Khi súc miệng bằng nước muối, nồng độ muối có trong nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng sẽ thẩm thấu đi vào tế bào, làm cho nồng độ muối trong vi khuẩn tăng cao và có quá trình chuyển nước ngược lại từ tế bào vi khuẩn ra ngoài. Vi khuẩn mất nước nên bị chết. Từ đó loại bỏ được những vi khuẩn gây bệnh cho nướu.

Ngoài ra, có thể sử dụng nước súc miệng chuyên dùng được bán tại nha khoa, để giúp loại bỏ những thức ăn thừa trong khoang miệng và giúp loại bỏ được những vi khuẩn gây hại cho khoang miệng đặc biệt là nướu.

Để việc vệ sinh răng miệng bằng nước súc miệng đạt hiệu quả cao nhất, bạn nên thực hiện súc miệng ít nhất 2 lần/ ngày sáng và tối để giúp cho những phần lợi bị tụt đó nhanh chóng khô và lành lại.

Các phương pháp ngăn ngừa bệnh tụt lợi 

  • Đánh răng với kem đánh răng phù hợp bằng bàn chải lông mềm, dùng lực vừa phải. Dùng nước muối sinh lý để súc miệng hàng ngày giúp kháng khuẩn, giúp mô nướu luôn khỏe mạnh.
  • Dùng nước súc miệng để hỗ trợ làm sạch khoang miệng và phòng ngừa các bệnh lý răng miệng khác như: viêm nướu, sâu răng…..
  • Hạn chế đồ ăn cay nóng, thuốc lá, rượu bia, nước có gas, bổ sung các loại trái cây, rau củ quả trái cây.
  • Đến nha khoa khám răng và lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần để bảo vệ răng miệng, phát hiện các bệnh lý kịp thời và điều trị sớm.

Bài viết trên đây là những chia sẻ chuyên sâu của bác sĩ về căn bệnh tụt lợi cũng như giải đáp câu hỏi bị tụt lợi phải làm sao? Hy vọng rằng bài viết này sẽ đem đến cho bạn đọc những kiến thức, kinh nghiệm tốt để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho chính bản thân nhé. Hãy theo dõi Cuoiholoi.vn chúng tôi để cập nhật tin tức nha khoa hay mỗi ngày nhé. 

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận của bạn

Zalo
Gọi ngay
Đăng ký lịch hẹn

Để lại lời nhắn

    Vui lòng để lại thông tin để Trợ lý Bác sĩ trực tiếp tư vấn cho bạn.

    Họ tên

    Số điện thoại

    Ghi chú