Nhận biết bé cười hở lợi và cách chữa hở lợi khi cười cho trẻ em

 Bé cười hở lợi thường có những dấu hiệu nào dễ nhận biết và có tình trạng này có ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ không? Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của các nha sĩ chuyên sâu tại VIET SMILE giải đáp chi tiết nhất cho vấn đề này ngay trong bài viết dưới đây của cuoiholoi.vn nhé. 

Cười hở lợi là gì?

Cười hở lợi (tên tiếng anh là Gummy Smile) dược nhận biết là khi bạn cười phần lợi lộ ra nhiều, thường từ 3mm trở lên, một số trường hợp khi cười lợi che hết thân răng nên nụ cười rất mất thẩm mỹ. Người bị cười hở lợi thường không tự tin khi giao tiếp, gặp khó khăn trong cuộc sống, đôi khi là lận đận trong chuyện tình cảm. 

Từ các nghiên cứu y học nhận định rằng, hiện tượng cười bị hở lợi không phải bệnh lý, hoàn toàn không khiến sức khỏe bị ảnh hưởng dù trong thời gian dài. Tuy nhiên, trên phương diện thẩm mỹ, khi cười để hở lợi chân răng không được dễ thương, kém duyên dáng.

Cách nhận biết bé cười hở lợi siêu đơn giản

Hở lợi khi cười hay còn được gọi là cười lộ nướu vốn tình trạng gặp khá nhiều hiện nay ở cả người lớn lẫn trẻ con. Chính xác thì trong lúc cười mà phần nướu lộ quá 3mm thì tức là cười hở lợi, điều này có thể nhìn thấy dễ dàng bằng mắt thường. 

 nhận biết cười hở lợi ở trẻ
Nhận biết cười hở lợi ở trẻ em

Mức độ cười hở lợi của trẻ em cũng giống như người lớn. Với phần lợi nhiều hơn 3mm.

  • Nếu ít hơn 25% so với chiều dài của răng sẽ được coi là hở lợi nhẹ.
  • Trường hợp hở lợi trung bình có phần lợi nhiều hơn 3mm, nhiều hơn 25% và ít hơn 50%.
  • Đối với trường hợp hở lợi nặng, phần mô lợi sẽ nhiều hơn 50% và nhỏ hơn 100% chiều dài của răng.
  • Còn lại trường hợp nhiều hơn 100% chiều dài của răng sẽ được coi là hở lợi nghiêm trọng.

Có một điều cần lưu ý đó là trong giai đoạn từ 1-7 tuổi thì bé vẫn còn là răng sữa chứ chưa thay răng vĩnh viễn. Vậy nên giai đoạn này khó có thể đánh giá là bé cười hở lợi hay là không. Phải đến khi bé thay được hoàn toàn răng sữa bằng răng vĩnh viễn mới có thể chuẩn đoán chính xác được.

Trong trường hợp quan sát thấy lợi răng của các bé có xu hướng chìa dài ra quá nhiều hoặc thân răng bị ngắn quá thì nguy cơ bị cười hở lợi rất cao. Hoặc cũng có thể một số nguyên nhân khác như là thói quen mút tay, tật đẩy lưỡi, răng vâu bẩm sinh, tai nạn gây ra tình trạng miệng bị cười hở lợi. 

Cười hở lợi ở trẻ có ảnh hưởng đến sức khỏe và có nên khắc phục không?

Về cơ bản mà nói thì tình trạng cười hở lợi này không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, chỉ ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ trên khuôn mặt mà thôi. Điều này có thể khiến bé trở nên tự ti, ngại giao tiếp và ít cười với những người xung quanh. 

Bé cười hở lợi có ảnh hưởng sức khỏe không
Bé cười hở lợi có ảnh hưởng sức khỏe không

Vậy nên ba mẹ cần thật sự chú ý trong quá trình trưởng thành của bé răng lợi được phát triển như nào để có hướng xử lý tốt nhất. Suy cho cùng thì ngoại hình cũng là điểm cộng lớn cho các bé sau này khi trưởng thành. 

Mặc dù vậy thì khi trẻ chưa đủ 18 tuổi trở lên thì không thể thực hiện cắt lợi hay phẫu thuật nha khoa phức tạp được. Vì xương hàm vẫn đang phát triển nhưng các bậc phụ huynh có thể sử dụng phương pháp niềng răng để can thiệp giúp bé có được hàm răng đẹp và cười không hở lợi. 

Cách khắc phục cười hở lợi hiệu quả

Cắt nướu thẩm mỹ

Trường hợp hở lợi do đại nướu sẽ bao trùm lên thân răng, các bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ một phần nướu ở chân răng, tạo thành tỷ lệ phù hợp giữa răng và lợi. Phương pháp này có thể sử dụng dao phẫu thuật chuyên dụng hoặc máy laser hiện đại. Cắt lợi thẩm mỹ được áp dụng khi trẻ đủ 18 tuổi, cấu trúc xương hàm cơ bản đã hoàn thiện.

Nâng cơ môi để giảm cười hở lợi

Nhóm cơ vòm môi phát triển hơn bình thường, cơ môi bị vén lên cao gây hở lợi.Với trường hợp này phương án xử lý là cắt cơ nâng môi và tiêm các chất làm đầy như Botox để làm giảm hoạt động của cơ môi, đảm bảo khi cười môi chỉ bị kéo lên đến một ngưỡng nhất định. 

Nâng cơ môi để giảm cười hở lợi
Nâng cơ môi để giảm cười hở lợi

Bác sĩ khuyên rằng các bậc phụ huynh có thể tham khảo phương án dùng Botox chữa cười hở lợi ở trẻ khi bước sang tuổi 16.Tiêm botox vào môi sẽ giúp giảm cường lực co kéo môi, cho kết quả nhanh chóng. Tuy nhiên, để duy trì hiệu quả, cần thực hiện tiêm theo định kỳ, khoảng 6 tháng phải tiêm lại để duy trì hiệu quả lâu dài.

Điều chỉnh hàm hô

Với trường hợp hở lợi do cầu trúc xương hàm phát triển quá mức đã tác động đến nướu, khiến chúng bị đẩy ra phía trước. Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật đẩy hàm, mục đích để làm cho hàm trên và dưới khít lại với nhau.

Đây là ca phẫu thuật khá phức tạp, vì thế, bạn cần lựa chọn bác sĩ có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm cùng với máy móc thiết bị hiện đại để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả thẩm mỹ.

Độ tuổi từ 18 tuổi đến 45 tuổi là phù hợp nhất để điều chỉnh hàm hô. Bởi vì từ 18 tuổi xương hàm của trẻ cơ bản đã phát triển toàn diện. Rất hiếm người được chỉ định phẫu thuật hàm khi chưa đủ 18 tuổi.

Chỉnh nha kết hợp cắt lợi

Nhóm răng hàm trên mọc không đồng đều, lún xuống quá mức. Khoảng cách giữa vùng môi và răng bị mất cân bằng dẫn đến hở lợi khi cười. Trong trường hợp cười hở lợi do răng và nướu bác sĩ sẽ kết hợp 2 phương pháp niềng răng và cắt lợi thẩm mỹ để đem đến cho bạn kết quả lý tưởng nhất.

Chỉnh nha kết hợp cắt lợi
Chỉnh nha kết hợp cắt lợi

Với các bạn nhỏ, việc niềng răng sẽ dễ dàng hơn so với người trưởng thành. Trong quá trình niềng bác sĩ sẽ kết hợp cắm thêm các minivis, để đánh lún răng giúp kéo răng về lại vị trí ban đầu để làm giảm tình trạng hở lợi. Cũng có trường hợp bác sĩ sẽ chờ hoàn thành chỉnh nha xong sau đó mới tiến hành cắt lợi.

Cắt nướu kết hợp với bọc răng sứ thẩm mỹ

Nếu sau khi cắt lợi, phần thân răng xấu, xỉn màu sẽ được bọc răng sứ để giúp bù đắp thân răng, cho hàm răng trắng đều thẩm mỹ.

Nếu còn băn khoăn, thắc mắc, các bạn có thể liên hệ tới trung tâm nha khoa Việt Smile. Đây là địa chỉ tin tưởng của nhiều khách hàng, không chỉ của các bé mà còn nhiều đối tượng khác nhau. Chắc chắn, đến với Việt Smile, các bạn sẽ hài lòng, tự tin về nụ cười của mình.

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng cười hở lợi, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với nha khoa Việt Smile để nhận tư vấn chi tiết từ các bác sĩ chuyên sâu nhé.

Đánh giá bài viết
Bình luận của bạn

Zalo
Gọi ngay
Đăng ký lịch hẹn

Để lại lời nhắn

    Vui lòng để lại thông tin để Trợ lý Bác sĩ trực tiếp tư vấn cho bạn.

    Họ tên

    Số điện thoại

    Ghi chú