Bệnh tụt lợi là gì? Đâu là nguyên nhân chính làm răng bị tụt lợi?

 

Tụt lợi là gì? Đây chắc hẳn là câu hỏi của nhiều người bị hay có vấn đề về răng miệng cũng như quan tâm lo lắng cho bản thân đúng không nào. Bị tụt lợi là gì, đây là một căn bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng cũng như là thẩm mỹ trên khuôn mặt. Vậy tụt lợi là gì, vì sao mà bị bệnh tụt lợi? Nguyên nhân nào làm cho răng bị tụt lợi? Cùng tìm hiểu trong bài viết ngay bên dưới đây của cuoiholoi.vn để được giải đáp thắc mắc tụt lợi là gì bạn nhé.

Tụt lợi là gì? Răng bị tụt lợi phải làm sao?
Tụt lợi là gì? Răng bị tụt lợi phải làm sao?

Bệnh lý tụt lợi là gì?

Tụt lợi là gì?
Tụt lợi là gì?

Tụt lợi là gì? Là thắc mắc của rất nhiều người? Tụt lợi (hay còn gọi là tụt nướu) là khi lợi bị tụt dần về phía chân chân răng, thường có hiện tượng bị sưng và có màu hồng xung quanh.

Khi lợi bị tụt quá nhiều làm cho chân răng bị lộ ra, có thể gây mòn cổ răng, lộ ngà răng, ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng và có hiện tượng bị lung lay răng. Thường có cảm giác đau nhức và khó chịu, thậm chí là chảy máu khi chạm vào, khi ăn những đồ cay nóng hoặc khi vệ sinh răng miệng. Hơi thở có mùi hôi khó chịu.

Các nguyên nhân tụt lợi

Tụt lợi là gì, đây là một trong những biểu hiện cho thấy sức khỏe răng miệng đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân gây tụt lợi là gì? Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến lợi bị tổn thương và gây tụt lợi:

Răng có mảng bám (vôi răng)

Khi răng có quá nhiều mảng bám sẽ kích thích vi khuẩn phát triển. Từ đó gây nên những bệnh lý răng miệng khiến lợi bị tụt như viêm nha chu, viêm lợi. Những bệnh lý này là tình trạng nướu bị sưng viêm hay nhiễm trùng dẫn tới phá hủy mô mềm và xương xung quanh răng. Khi bị viêm nướu thường bị sưng phồng, có màu đỏ thẫm, các túi nha chu dần xuất hiện và xương xung quanh răng bắt đầu bị mất đi.

Từ đó dần mất đi sự bám dính giữa lợi với chân răng dẫn đến lung lay răng, khi chạm vào hoặc vệ sinh răng miệng sẽ có hiện tượng đau nhức, khó chịu thậm chí chảy máu. Răng bị lung lay lâu ngày sẽ hình thành những khe hở sâu tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển dẫn đến tụt lợi.

Do khớp cắn lệch lạc

Lớp xương bao bên ngoài chân răng quá ít, dễ bị tổn thương dẫn đến tụt lợi. Trường hợp này dễ nhận thấy ở những hàm răng bị mọc lệch, khấp khểnh, khớp cắn hở.

Tụt lợi là gì? Nguyên nhân gây tụt lợi do khớp cắn lệch lạc
Tụt lợi là gì? Nguyên nhân gây tụt lợi do khớp cắn lệch lạc

Do chấn thương

Chấn thương có thể do va đập hoặc dùng lực quá mạnh trong quá trình vệ sinh răng miệng làm cho nướu bị tổn thương. Dẫn đến hiện tượng sưng viêm và đó là nguy cơ cao gây ra tụt lợi. Ngoài ra, ngủ nghiến răng gây động lực rất lớn lên lợi và xương, lâu ngày dẫn đến răng bị xô lệch khiến các kế cạnh cũng bị tụt lợi. 

Thay đổi nội tiết tố

Tình trạng này chỉ xuất hiện ở phụ nữ. Nội tiết tố sẽ theo người phụ nữ đến suốt cuộc đời và thường bị thay đổi vào thời kỳ dậy thì, mang thai hay tiền mãn kinh. Trong những thời kỳ đó lượng hormone trong cơ thể bị mất cân bằng, khả năng trao đổi chất bị suy giảm làm cho lợi bị nhạy cảm và dễ bị vi khuẩn tấn công hơn khiến tụt lợi chân răng.

Ngoài ra các yếu tố như thuốc lá, do di truyền, đeo răng giả không vừa cũng là một trong những nguyên nhân khác gây ra tụt lợi.

Dấu hiệu nhận biết khi bị tụt lợi chân răng

Tụt lợi chân răng là tình trạng mất mát mô mềm và xương quanh răng, làm cho răng trông dài hơn và tiềm tàng gây tổn thương cho răng và lợi. Một số dấu hiệu nhận biết khi bị tụt lợi chân răng: răng dài hơn so với trước đây, răng nhạy cảm, lợi thịt bị teo, khó vệ sinh răng, sưng lợi. Nếu bạn cảm thấy răng dài hơn, hở chân răng mà không biết nguyên nhân, có thể đó là dấu hiệu của tụt lợi chân răng. Hở lợi chân răng có thể khiến răng trở nên nhạy cảm với ánh sáng, nhiệt độ và các chất kích thích như đường và axit. Tụt nướu răng có thể làm cho khoảng cách giữa các răng rộng hơn, khiến cho việc vệ sinh răng trở nên khó khăn hơn. Khi mô mềm và xương quanh răng bị tụt lợi, có thể gây sưng lợi hoặc viêm nhiễm.

Hậu quả khi răng tụt lợi

Tụt lợi là một trong những triệu chứng cho thấy răng miệng của bạn đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy tụt lợi để lại những hậu quả gì?

Lộ chân răng

Khi lợi bị viêm dần mất đi khả năng bảo vệ chân răng và thường có hiện tượng tụt hẳn về phía chân răng làm cho chân răng bị lộ ra. Hiện tượng này có thể nhìn thấy bằng mắt thường, khi khi ăn đồ cay nóng hay đánh răng sẽ làm cho chân răng bị đau nhức.

Dẫn đến mất răng

Tụt lợi là gì? Hậu quả khi răng tụt lợi
Tụt lợi là gì? Hậu quả khi răng tụt lợi

Khi răng tụt lợi làm cho răng bị lung lay là khi răng không có điểm bám, lợi ở xung quanh chân răng bị thấp hơn. Từ đó tạo ra kẽ hở giữa chân răng và lợi hoặc kẽ hở giữa các răng với nhau dẫn đến không chỉ lung lay 1 chiếc răng mà kéo theo là lung lay nhóm răng bên cạnh, nặng hơn có thể là mất răng.

Làm giảm chức năng ăn nhai

Răng bị tụt lợi sẽ làm cho khả năng cắn xé và nghiền nát thức ăn không được đảm bảo. Từ đó làm cho nhu cầu ăn uống bị giảm đi, răng dễ bị nhạy cảm với những đồ ăn quá nóng, quá lạnh, đồ chua, cay, mặn. Ngoài ra còn ảnh hưởng không nhỏ đến các bệnh khác như đau dạ dày, suy dinh dưỡng.

Mất thẩm mỹ

Hàm răng đẹp sẽ mang đến một nụ cười tự tin, khi răng tụt lợi mỗi khi cười sẽ bị lộ chân răng nhiều, lợi bị sưng đỏ khiến người đối diện cảm thấy sợ hãi khi nhìn. Thêm vào đó nữa là màu răng khi bị khi bị tụt lợi sẽ có màu vàng ố. Làm người bệnh có cảm giác tự ti không dám giao tiếp với người khác. 

Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết lựa chọn nha khoa nào phù hợp với mình bạn hãy kết nối với các chuyên gia của VIET SMILE để được tư vấn nhé!

Bài viết trên đây của chúng tôi đã giới thiệu cho bạn đọc tìm hiểu chi tiết về bệnh tụt lợi cũng như là nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết căn bệnh tụt lợi là gì một cách chính xác nhất. Mong rằng với những chia sẻ trên sẽ là kiến thức bổ ích giúp bạn phát hiện được lúc nào mình bị căn bệnh nha khoa này. Đừng quên theo dõi cuoiholoi.vn chúng tôi để cập nhật tin tức nha khoa mới mỗi ngày nhé. 

 

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận của bạn

Zalo
Gọi ngay
Đăng ký lịch hẹn

Để lại lời nhắn

    Vui lòng để lại thông tin để Trợ lý Bác sĩ trực tiếp tư vấn cho bạn.

    Họ tên

    Số điện thoại

    Ghi chú