Răng sâu vào tủy là sự chuyển biến nặng của bệnh lý sâu răng do không được điều trị sớm ngay từ đầu. Vậy khi răng sâu đã vào tủy phải điều trị bằng cách nào để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết cách điều trị răng sâu vào tủy nhé.
Răng sâu vào tủy do đâu?
Răng sâu vào tủy là một tình trạng nặng của sâu răng. Vậy sâu răng vào tủy thường bắt nguồn từ những nguyên nhân như:
Không vệ sinh răng miệng đúng cách
Vệ sinh răng miệng là điều cần thiết để răng miệng luôn khỏe mạnh, hơi thở thơm mát. Tuy nhiên, một số người lười, ngại hoặc vệ sinh răng miệng không đúng cách, thức ăn thừa khi tiếp xúc với axit trong miệng sẽ bị vôi hóa tạo thành cao răng, bám chặt trên răng. Từ đó, vi khuẩn sẽ phát triển tấn công vào men răng gây sâu răng, biểu hiện là những vệt đen hoặc những lỗ sâu màu đen.
Chế độ ăn uống không lành mạnh
Khi bạn tiêu thụ quá nhiều đồ ăn thức uống chứa nhiều đường, đặc biệt ăn vào ban đêm và không được vệ sinh sạch vi khuẩn mạnh gây sâu răng. Hay việc sử dụng đồ uống có ga, bia, rượu quá nhiều làm cho men răng bị bào mòn, vi khuẩn dễ tấn công gây nên sâu răng.
Cấu trúc răng
Một số bạn có tình trạng răng thưa, răng bị nứt vỡ, răng khấp khểnh vệ sinh răng miễn khó khăn tạo điều kiện cho thức ăn bị mắc kẹt lại tạo thành cao răng, mảng bám. Từ đó làm tăng nguy cơ sâu răng hơn so với những người bình thường.
Do sâu răng phát triển
Sâu răng nếu không được điều trị hoặc điều trị chưa dứt điểm vi khuẩn sẽ lây lan vào trong vùng tủy răng gây đau nhức, khó chịu. Răng sâu vào tủy nếu không được điều trị có thể dẫn tới hoại tủy răng.
Biến chứng răng sâu vào tủy
Răng sâu vào tủy có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Dưới đây là một số biến chứng phổ biến của răng sâu vào tủy:
Viêm tủy
Đây là một trong những biến chứng phổ biến nhất của răng sâu vào tủy. Viêm tủy là sự viêm nhiễm của mô tủy bên trong răng do vi khuẩn xâm nhập vào tủy qua lỗ sâu. Đau nhức, nhạy cảm với nhiệt và lạnh, cảm giác đau khi ăn ngọt hoặc chua là các triệu chứng thường gặp của viêm tủy.
Gây vỡ thân răng
Sâu răng lan rộng làm cho thân răng không còn khỏe mạnh, dễ bị gãy vỡ khi chịu tác động mạnh. Nếu thân răng bị vỡ to lan rộng ra cả phần chân răng khiến răng không để giữ lại được. Nếu phần tủy răng viêm nhiễm không được loại bỏ chúng sẽ đi sâu xuống phần chân răng, chóp răng gây viêm nhiễm ở vùng chóp.
Hôi miệng
Khi răng bị sâu vào tủy kèm gãy vỡ răng tạo thành hốc thức ăn dễ bị mắc kẹt lại tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Theo đó, phần lợi bị hở khi bị chà sát khi ăn nhau gây chảy máu, sưng tấy, viêm nhiễm tạo nên mùi hôi khó chịu.
Mất răng
Nếu không được điều trị kịp thời và răng sâu vào tủy tiến triển nghiêm trọng, răng có thể bị mất. Mất răng có thể gây ra các vấn đề về chức năng nhai, hình dáng khuôn mặt và tự tin cá nhân.
Tổn thương vùng xung quanh
Vi khuẩn từ răng sâu vào tủy có thể lan ra xương hàm và mô mềm xung quanh, gây ra viêm nhiễm và tổn thương cho cấu trúc xương và mô.
Răng sâu vào tuỷ – Cách điều trị dứt điểm
Để đưa ra cách điều trị phù hợp trước tiên bác sĩ sẽ cần thăm khám để xác định tình trạng răng bị sâu, sau đó mới đưa ra biện pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số cách điều trị răng sâu vào tủy dứt điểm:
Điều trị tủy răng
Đây là phương pháp được áp dụng với những trường hợp răng sâu vào tủy chưa quá nghiêm trọng. Với điều trị tủy trước tiên bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng, gây tê tại vị trí răng cần điều trị. Sau đó sẽ sử dụng những dụng cụ nha khoa để loại bỏ những phần tủy răng bị hư tổn, bơm rửa, tạo hình ống tủy. Cuối cùng bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu nha khoa để trám bít ống tủy, ngăn ngừa vi khuẩn gây viêm nhiễm.
Nếu răng sâu quá lớn, tủy răng bị hoại tủy sau khi điều trị răng sẽ trở nên giòn hơn, dễ bị gãy vỡ. Do vậy, bác sĩ khuyên bạn nên bọc răng sứ để bảo vệ răng và lấy lại hoàn toàn chức năng của răng đó.
Cắt cuống (chóp) răng
Với những trường hợp bị viêm chóp răng bác sĩ sẽ cần loại bỏ những ổ viêm nhiễm ở phần chóp chân răng. Ống tủy ở phần chân răng còn lại sẽ được hàn kín lại.
Nhổ răng
Trường hợp răng sâu vào tủy quá nghiêm trọng, thân răng bị gãy vỡ toàn toàn không thể điều trị bằng 2 biện pháp trên buộc bác sĩ phải chỉ định nhổ răng để tránh vi khuẩn lây lan.
Bằng những dụng cụ và công nghệ chuyên dụng, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê và nhổ răng một cách nhẹ nhàng, nhanh chóng. Sau nhổ răng bạn nên thực hiện các biện pháp khôi phục lại răng mất bằng làm hàm tháo lắp, cầu răng sứ hoặc cấy implant. Nếu không khôi phục răng mất có thể dẫn đến tiêu xương, tụt lợi, xô lệch hàm ảnh hưởng đến ăn nhai, thẩm mỹ về sau. Đồng thời còn tốn kèm về thời gian và chi phí khi điều trị sau này.
Qua đây có thể thấy sâu răng vào tủy rất nguy hiểm nếu để kéo dài. Mong rằng với những thông tin chia sẻ về cách điều trị răng sâu vào tủy sẽ giúp bạn sớm khắc phục được tình trạng đó.