Lợi không bám vào chân răng là hiện tượng không hiếm gặp hiện nay. Tình trạng này báo hiệu sức khỏe răng miệng của bạn đang trở nên xấu đi. Vậy nguyên nhân do đâu lợi bị tách khỏi chân răng và cách khắc phục như thế nào? Cùng VIET SMILE đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Lợi không bám vào chân răng là gì?
Đây là hiện tượng các mô lợi xung quanh chân răng bị mòn đi và tách ra khỏi chân răng làm cho chân răng, ngà răng bị lộ ra. Khi quan sát bằng mắt thường sẽ có cảm giác chân răng dài hơn so với bình thường. Lợi không bám vào chân răng thường gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hằng ngày. Khi ăn uống răng sẽ có cảm giác ê buốt, khó chịu, thức ăn dễ bị giắt vào các kẽ hở giữa lợi và chân răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn hình thành gây ra các bệnh lý khác.
Bên cạnh đó, chân răng còn có hiện tượng chảy máu khi chải răng và miệng có mùi hôi khó chịu. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời lợi ngày càng bị tách ra làm cho răng bị lung lay, có thể dẫn tới mất răng vĩnh viễn.
Nguyên nhân lợi bị tách khỏi răng
Lợi bị tách khỏi răng thường gây ra nhiều phiền toái cho người gặp phải. Vậy nguyên nhân do đâu khiến lợi không bám vào chân răng.
Vệ sinh răng miệng chưa tốt
Vệ sinh răng miệng là việc vô cùng quan trọng và là yếu tố quyết định đến sức răng miệng. Nhưng nếu việc vệ sinh răng miệng chưa tốt sẽ là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về răng, nướu bao gồm cả tình trạng lợi không bám vào chân răng. Khi răng miệng không sạch mảnh vụn thức ăn, vi khuẩn sẽ tích tụ trên bề mặt răng, tạo thành những lớp cao răng bám chặt vào chân răng. Lâu ngày vi khuẩn sẽ hình thành, tấn công mạnh vào răng, nướu gây ra tình trạng lợi không bám vào chân răng.
Do các bệnh lý răng miệng
Những bệnh lý răng miệng như sâu răng, chảy máu chân răng, viêm lợi, viêm quanh răng, viêm nha chu,… cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến lợi bị tách khỏi chân răng. Nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời vi khuẩn sẽ ngày càng lan rộng làm xuất hiện các ổ mủ ở chân răng, áp xe răng, mất răng là điều có thể xảy ra.
Do gen di truyền
Theo nghiên cứu, nếu trong gia đình có tiền sử mắc các vấn đề răng miệng, đặc biệt thế hệ cận nhất là cha mẹ thì thế hệ con nếu không chăm sóc răng miệng đúng cách thì khả năng lợi bị tách khỏi chân răng cao.
Do cấu trúc răng
Răng mọc lệch lạc, không đúng vị trí trên cung hàm cũng khiến cho lợi bị tách khỏi răng. Khi răng mọc không đúng vị trí lực nhai sẽ thường dồn về một phía làm cho lợi bị co kéo dẫn đến tụt lợi.
Khi răng bị sai lệch khớp cắn lớp xương bao quanh bên ngoài mỏng hơn hơn, dễ bị tổn thương dẫn đến tình trạng lợi không bám vào chân răng. Vậy nên đó là lý do vì sao bác sĩ nha khoa thường khuyên bạn nên đi niềng răng sớm để đưa răng về vị trí đúng, giúp hạn chế những vấn đề xấu cho răng miệng.
Do những thói quen xấu
Những thói quen xấu như đánh răng quá mạnh, sử dụng đồ chua, cay, nóng thường xuyên. Hay thói quen hút thuốc lá cũng là nguyên nhân khiến lợi không bám vào chân răng, bởi trong thuốc lá có chứa hàng ngàn vi khuẩn gây hại cho nướu. Nghiến răng lâu ngày cũng sẽ khiến cho lợi tách khỏi răng.
Không bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng
Khi cơ thể thiếu hụt các chất dinh dưỡng như vitamin C, E, K, Sắt, Kẽm,… sẽ làm cho nướu trở nên yếu đi, không còn khả năng bảo vệ chân răng dẫn đến lợi tách khỏi chân răng.
Do thay đổi nội tiết tố
Phụ nữ trong giai đoạn dậy thì, mang thai, tiền mãn kinh lượng hormone trong cơ thể không cân bằng. Khi lượng hormone bị giảm sút trong thời gian dài sẽ gây ra những tác động xấu đến cơ thể trong đó có tình trạng lợi không bám vào chân răng.
Lợi không bám vào chân răng có nguy hiểm không?
Lợi không bám vào chân răng có nguy hiểm không là câu hỏi gặp khá phổ biến hiện nay. Cùng tìm hiểu ngay ở nội dung dưới đây nhé.
Gây mất thẩm mỹ
Lợi không bám vào chân răng sẽ khiến răng trở nên dài và to hơn so với bình thường, người đối diện nhìn vào sẽ cảm thấy sợ hãi. Khi lợi bị tách ra khỏi răng quá nhiều còn tạo ra những kẽ hở lớn, khi ăn thức ăn sẽ mắc vào, khó vệ sinh lâu ngày tạo thành những mảng bám cao răng màu vàng, màu đen gây mất thẩm mỹ.
Điều này khiến người có hiện tượng lợi không bám vào chân răng bị e ngại, tự ti khi giao tiếp với mọi người xung quanh.
Răng dễ nhạy cảm hơn
Khi lợi không bám vào chân răng làm cho chân răng bị lộ ra, răng dễ bị nhạy cảm khi ăn những đồ nóng, lạnh hoặc đồ chua, cay, ngọt. Nếu không được điều trị kịp thời răng sẽ trở nên yếu đi và tình trạng nhạy cảm cũng nặng hơn, dù chỉ hít không khí lạnh cũng khiến cho răng bị ê buốt, khó chịu.
Tăng nguy cơ mất răng vĩnh viễn
Lợi không bám vào chân răng nếu không được điều trị kịp thời sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, tấn công mạnh vào răng, nướu gây nên nhiều bệnh lý răng miệng. Từ đó gây ảnh hưởng đến cấu trúc xương hàm làm cho xương bị tiêu đi không còn khả năng nâng đỡ răng, răng sẽ trở nên yếu đi và có thể là mất răng vĩnh viễn. Mất răng không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn dẫn đến tình trạng xô lệch răng, gây khó khăn trong việc ăn nhai.
Cách khắc phục lợi tách khỏi răng
Hiện tượng lợi không bám vào chân răng dù ở mức độ nặng hay nhẹ bạn cũng cần đến địa chỉ nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám. Thông qua kết quả thăm khám bác sĩ sẽ đưa ra cách khắc phục phù hợp với từng trường hợp. Dưới đây là một số cách khắc phục lợi tách khỏi chân răng hiệu quả.
Lấy cao răng
Lấy cao răng tại nha khoa 6 tháng/ lần là việc cần thiết giúp khắc phục tình trạng lợi tách khỏi chân răng hiệu quả. Khi lấy cao răng sẽ giúp loại bỏ môi trường sống của vi khuẩn, hạn chế lợi tách khỏi chân răng và các vấn đề răng miệng.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Để khắc phục tình trạng lợi tách khỏi răng bạn nên thực hiện vệ sinh răng miệng ít nhất 2 ngày/ lần bằng bàn chải đánh răng có đầu lông mềm mịn và dùng lực nhẹ nhàng. Bên cạnh đó, súc miệng bằng nước muối hằng ngày để loại bỏ hoàn toàn thức ăn thừa và vi khuẩn bám trên răng, nướu và các bộ phận khác trong khoang miệng.
Bổ sung nhiều chất dinh dưỡng
Như đã biết lợi không bám vào chân răng là do thiếu hụt chất dinh dưỡng. Vậy việc bổ sung thêm những thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng hằng ngày là điều cần thiết. Khi cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng nướu sẽ khỏe mạnh hơn, từ đó nướu sẽ bám chặt vào chân răng.
Uống thuốc kháng sinh
Thuốc sáng sinh có tác dụng chống viêm, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn giúp cho quá trình điều trị tụt lợi được thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, còn giúp giảm đi những cơn đau nhức, khó chịu do tình trạng lợi tách khỏi chân răng gây ra. Những loại thuốc kháng viêm có thể kể đến như Erythromycin, Amoxicillin, Clindamycin, Azithromycin, paracetamol,…
Khắc phục lợi tách khỏi chân răng bằng trám răng
Trám răng là biện pháp được áp dụng cho những trường hợp chân răng bị mài mòn do lợi bị tách khỏi chân răng quá nhiều trong thời gian dài. Để bù đắp những khiếm khuyết đó bác sĩ sẽ sử dụng miếng trám có màu sắc như răng thật nhằm hạn chế tình trạng lợi bị tách khỏi răng và mang lại tính thẩm mỹ cao cho hàm răng.
Bọc sứ thẩm mỹ
Bọc răng sứ không chỉ giúp thay đổi màu răng, dáng răng,… để mang lại một hàm răng chắc khỏe, đều đẹp, trắng sáng mà còn là biện pháp khắc phục lợi tách khỏi răng hiệu quả.
Để khắc phục lợi không bám vào chân răng bác sĩ thực hiện tạo hình dáng răng, sau đó lắp chụp răng sứ với chất liệu cao cấp lên trên. Sau khi bọc răng sứ những khuyết điểm trên răng và tình trạng lợi tách khỏi chân răng sẽ được khắc phục. Bên cạnh đó, răng sứ được làm từ chất liệu cao cấp an toàn cho răng miệng, độ bền cao và có màu sắc như răng thật, mang lại tính thẩm mỹ cao.
Phẫu thuật ghép nướu
Với những trường hợp lợi không bám vào chân răng nặng, lợi không còn đủ để bảo vệ chân răng bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật ghép lợi. Để giúp tái tạo lại phần lợi đã bị tách ra khỏi răng bác sĩ sẽ lấy một phần mô mềm ở phía hàm ếch, vòm họng ghép vào phần lợi đang bị tổn thương. Từ đó giúp khắc phục tình trạng lợi tách khỏi chân răng mang lại hàm răng chắc khỏe, đồng thời hạn chế tình trạng lợi không bám vào chân răng tái phát.
Vậy là nha khoa VIET SMILE đã cùng bạn đi tìm hiểu xong về hiện tượng lợi không bám vào chân răng. Hy vọng với những kiến thức đó sẽ giúp bạn nhanh chóng khắc phục được tình trạng lợi tách khỏi chân răng. Nếu cần tư vấn thêm bạn vui lòng liên hệ Hotline 1900 3331 để được tư vấn nhé!
Những chia sẻ về kiến thức tụt lợi đến từ bác sĩ VIET SMILE