Răng bị mẻ để lâu có sao không?

Răng bị mẻ để lâu có sao không? Răng bị mẻ không chỉ khiến nhiều người cảm thấy tự tin mà còn ảnh hưởng đến việc ăn nhai và sức khỏe nếu để tình trạng mẻ răng kéo dài. Chính bởi vậy việc điều trị răng bị mẻ cần được thực hiện sớm nhất. Để hiểu hơn về hậu quả răng bị mẻ để lâu và cách điều trị, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Răng bị mẻ do đâu?

Răng bị mẻ là một khuyết điểm răng gây ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mẻ răng chủ yếu là do:

Răng bị chấn thương

Nếu bạn không may bị va đập do tai nạn giao thông, chơi thể thao, bất cẩn bị ngã hoặc nghiến răng khi ngủ gây tác động đến răng khiến chúng bị mẻ.

Ăn đồ cứng

Răng bị mẻ có thể do bạn ăn đồ quá cứng, dùng răng để cắn đồ cứng như mở nắp chai, cắn vỏ bút,… Ngoài gây mẻ răng, những thói quen xấu này có thể làm hỏng răng.

Răng sâu

Răng sâu là do vệ sinh răng miệng kém, biểu hiện là những đốm đen trên răng. Khi sâu răng không được điều trị vi khuẩn sẽ lan rộng làm phá hủy các tổ chức răng khiến chúng răng bị mẻ, gãy vỡ dần.

Thay đổi nhiệt độ đột ngột

Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, như từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại, có thể gây ra sự co rút và mở rộng trong men răng, gây ra căng thẳng có thể dẫn đến việc mẻ răng.

Thiếu dinh dưỡng và vệ sinh răng miệng kém

Răng yếu và dễ bị mẻ hơn khi cơ thể thiếu canxi hoặc các khoáng chất khác. Ngoài ra, nếu bạn không thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách, vi khuẩn có thể phát triển và tạo thành các cặn bám, gây ra sự suy giảm men răng và tăng nguy cơ mẻ răng.

Răng bị mài mòn

Khi sử dụng quá nhiều đồ ăn, thức uống có chứa axit hoặc cồn có thể làm cho men răng bị mài mòn và tăng nguy cơ bị mẻ răng.

Răng bị mẻ để lâu có sao không?

Nếu một răng bị mẻ và không được điều trị kịp thời, có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Dưới đây là một số hậu quả tiềm ẩn khi răng bị mẻ để lâu:

Ảnh hưởng đến thẩm mỹ

Với những trường hợp răng mẻ nhỏ, nếu không để ý rất khó có thể nhận ra nên ít gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Nhưng để lâu, thông qua những phần mẻ đó khi chịu sự tác động dù nhỏ cũng sẽ khiến chúng bị vỡ lớn hơn. Khi đó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến nụ cười của bạn.

Hạn chế khả năng ăn nhai

Răng bị mẻ việc cắn xé, nhai nghiền thức ăn sẽ khó khăn hơn. Nếu răng bị mẻ để lâu răng sẽ trở nên yếu hơn, dễ bị gãy vỡ, có thể dẫn đến mất răng. Tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Răng nhạy cảm hơn

Răng bị vỡ có thể làm lộ ngà răng, khiến răng trở nên nhạy cảm hơn. Khi tiếp xúc với đồ nóng hoặc lạnh làm cho răng bị đau nhức, ê buốt.

Tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng

Răng bị mẻ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong răng, gây sâu răng, viêm nhiễm và nhiễm trùng. Nếu không điều trị kịp thời, vi khuẩn sẽ lan rộng sang mô xung quanh, gây ra viêm nướu, áp xe răng, hỏng tủy răng, thậm chí là mất răng.

Răng mẻ phải làm sao?

Khi bạn phát hiện rằng một răng của mình bị mẻ, quan trọng nhất là phải điều trị kịp thời để ngăn chặn các vấn đề nghiêm trọng hơn và duy trì sức khỏe của răng miệng. Dưới đây là các bước bạn có thể thực hiện khi răng bị mẻ:

Hàn trám răng

Đây là phương pháp giúp bảo tồn răng gốc và phù hợp với những trường hợp răng bị mẻ nhẹ. Để trám răng trước tiên bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng sau đó sẽ sử dụng dùng vật liệu trám răng để bổ sung vào những phần răng đã thiếu. Cuối cùng bác sĩ sẽ chiếu đèn để vật liệu đông cứng lại và bám chắc trên răng.

Dán sứ veneer

Dán sứ được sử dụng cho những trường hợp răng bị mẻ không quá ⅓ thân răng. Sau khi thăm khám bác sĩ sẽ vệ sinh răng và mài mịn một phần men răng ở bề mặt ngoài của răng, mặt trong giữ nguyên. Sau đó sẽ lấy dấu răng theo đúng kích thước răng và hàm của mỗi khách hàng.

Sau khi răng sứ veneer được chế tác hoàn tất, bác sĩ sẽ dùng keo dán nha khoa để gắn răng sứ lên trên răng thật. Sau khi dán sứ veneer sẽ giúp khắc phục hoàn toàn răng mẻ.

Ngoài ra, răng sứ veneer có màu sắc tự nhiên mang tính thẩm mỹ cao. Cùng với đó là độ cứng chắc cao và tuổi thọ lớn giúp ăn bạn ăn nhai thoải mái và an tâm sử dụng.

Bọc răng sứ

Với những trường hợp răng bị mẻ lớn hơn ⅓ thân răng, bọc răng sứ là cách điều trị tối ưu nhất. Bởi dây là phương pháp bác sĩ sẽ dùng một mão răng sứ để bọc bên ngoài răng thật. Điều này vừa giúp khắc phục răng bị mẻ vừa bảo vệ răng thật khỏi những tác động bên ngoài.

Với bọc răng sứ bác sĩ cũng sẽ vệ sinh răng, mài răng một phần cùi răng theo tỷ lệ được bác sĩ tính toán kỹ trước đó. Sau đó sẽ lấy dấu răng để gửi thông số về phòng thiết kế răng sứ theo chất liệu răng sứ khách đã chọn. Sau khoảng 3 – 5 ngày bác sĩ hẹn bạn tới nha khoa để lắp răng sứ.

Răng sứ có màu sắc, hình dáng như răng thật giúp cải thiện thẩm mỹ hoàn hảo. Răng sứ có khả năng ăn nhai tốt giúp việc ăn uống của bạn thuận lợi hơn, từ đó sức khỏe cũng được đảm bảo.

Nếu bạn đang bị mẻ răng thì đừng chủ quan hoặc lấy một lý do nào đó để trì hoãn việc điều trị chúng. Bởi nếu để lâu bạn sẽ gặp phải rất nhiều hậu quả nghiêm trọng, khi đó bạn có thể phải tốn thêm chi phí để điều trị. Hãy liên hệ 1900 3331 để được nha khoa giải đáp nếu có câu hỏi nào về răng miệng.

Đánh giá bài viết
Bình luận của bạn
Zalo
Gọi ngay
Đăng ký lịch hẹn

Để lại lời nhắn

    Vui lòng để lại thông tin để Trợ lý Bác sĩ trực tiếp tư vấn cho bạn.

    Họ tên

    Số điện thoại

    Ghi chú