Lấy cao răng tụt lợi có thật hay không?

Lấy cao răng tụt lợi là hiện tượng nhiều người gặp phải sau khi bác sĩ loại bỏ những mảng bám cao răng trên thân răng, chân răng. Nhưng sự thật có phải là lấy cao răng khiến lợi bị tụt về phía sau hay không? hay do nguyên nhân nào khác. Cùng VIET SMILE đi làm rõ trong bài viết dưới đây nhé.

Lấy cao răng tụt lợi có thật hay không?
Lấy cao răng tụt lợi có thật hay không?

Tụt lợi là gì?

Tụt lợi là gì?
Tụt lợi là gì?

Tụt lợi là tình trạng lợi bị tụt hẳn về phía chóp chân răng khiến bề mặt răng ngày càng lộ ra nhiều hơn. Khi đó, bạn sẽ có cảm giác răng dài hơn so với bình thường. Tình trạng này thường xảy ra ở nhóm răng cửa và răng nanh nhiều hơn so với răng hàm. Nếu không được điều trị lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và thẩm mỹ nụ cười.

Lấy cao răng tụt lợi có thật hay không?

Lấy cao răng tụt lợi có thật hay không?
Lấy cao răng tụt lợi có thật hay không?

Lấy cao răng là phương pháp giúp loại bỏ những mảng bám tích tụ quá nhiều trên răng khiến cho răng bị xỉn màu gây mất thẩm mỹ và gây ra nhiều bệnh lý răng miệng. Nhưng có một số trường hợp sau khi lấy cao răng nhận thấy lợi bị tụt về phía sau. Vậy có phải lấy cao răng khiến nướu bị tụt hay không.

Các chuyên gia y tế cho biết, lấy cao tụt lợi hoàn toàn không phải là sự thật. Bởi khi lấy cao răng bác sĩ chỉ tác động lên cao răng để làm cho chúng bong ra khỏi thân trắng, kẽ răng, chân răng và nướu chứ không tác động gì đến răng và các cấu trúc xung quanh răng, điển hình là lợi.

Nguyên nhân khiến bạn thấy phần lợi bị tụt sau lấy cao răng là do cao răng bám quá lâu và lấn sâu xuống nướu, làm cho nướu bị đẩy lùi xuống về phía chân răng. Khi lấy cao răng, những phần cao răng đó bị loại bỏ, làm cho chân răng bị lộ ra. Cho nên nhiều người lầm tưởng rằng lấy cao răng bị tụt lợi.

Cách xử lý tụt lợi sau lấy cao răng

Với những trường hợp sau khi lấy cao răng xuất hiện tình trạng lợi bị tụt do cao răng mảng bám quá nhiều. Bạn nên tìm cách để xử lý kịp thời, bởi tụt lợi ngoài ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều bệnh lý răng miệng khác. Dưới đây là một số cách điều trị tụt lợi sau lấy cao răng:

Cách xử lý tụt lợi sau lấy cao răng
Cách xử lý tụt lợi sau lấy cao răng

Tụt lợi nhẹ

Với những trường hợp tụt lợi nhẹ khoảng 3 – 5mm, nướu vẫn bám vào chân răng, bác sĩ có thể áp dụng các biện pháp điều trị phục hồi nướu đơn giản. Sau khi lấy cao răng, vệ sinh răng miệng để loại bỏ vi khuẩn bác sĩ sẽ cho bạn dùng gel ngậm flour hoặc thuốc điều trị viêm nướu. Kèm theo đó bạn là đánh răng, vệ sinh răng miệng đúng cách để loại bỏ vi khuẩn giúp nướu nhanh lành lại.

Tụt lợi nặng

Tụt lợi nặng
Tụt lợi nặng

Với những trường hợp nướu răng bị tụt ở mức độ nghiêm trọng, chân răng hở nhiều, phần cổ răng có dấu hiệu bị mài mòn, nướu bị viêm nhiễm sưng tấy, bác sĩ sẽ can thiệp biện pháp phẫu thuật. Có 3 phương pháp phẫu thuật tụt lợi như:

Giải phẫu loại bỏ các túi nha chu để loại bỏ vi khuẩn, tiếp đó khâu mô lợi tại vị trí gốc răng. Với phương pháp này sẽ giúp bạn khắc phục được hiện tượng tụt lợi hiệu quả.

Ghép mô nướu tự thân: Với phương án này thường được áp dụng với những trường hợp nướu quá mỏng, cần bổ sung thêm mô để phần nướu xung quanh chân răng rộng hơn, nhằm bao bọc được toàn bộ chân răng. Bác sĩ sẽ tạo vạt và loại bỏ mô dưới lớp thịt trên cùng, sau đó một lượng nhỏ mô sẽ được lấy trực tiếp từ vòm miệng và sau đó khâu vào vùng nướu đang được điều trị.

Phương pháp ghép mô liên kết: Phương án điều trị này thường áp dụng cho những trường hợp nhiễm trùng chân răng. Bác sĩ sẻ lấy một phần da trong khoang miệng như ở vòm miệng và mô liên kết dưới biểu mô để khâu vào mô nướu xung quanh phần chân răng bị tụt nướu.

Trên đây là đã giúp bạn làm rõ được những nghi vấn về việc lấy cao răng tụt lợi. Hy vọng với những thông tin chia sẻ đó bạn sẽ hiểu được tầm quan trọng của việc lấy cao răng định kỳ.

Đánh giá bài viết
Bình luận của bạn
Zalo
Gọi ngay
Đăng ký lịch hẹn

Để lại lời nhắn

    Vui lòng để lại thông tin để Trợ lý Bác sĩ trực tiếp tư vấn cho bạn.

    Họ tên

    Số điện thoại

    Ghi chú