Khớp cắn sâu là 1 dạng khuyết điểm gây nhiều ảnh hưởng tới sức khoẻ, chức năng răng miệng. Vậy Khớp cắn sâu là gì? có gây ảnh hưởng gì không? Điều trị khớp cắn sâu bằng phương pháp nào an toàn – hiệu quả, niềng răng khớp cắn sâu bao lâu? Hãy cùng với Nha khoa Việt Smile tìm hiểu kỹ hơn về dạng sai lệch khớp cắn này qua bài viết dưới đây nhé!
Khớp cắn sâu là gì?
Khớp cắn sâu là 1 dạng sai lệch khớp cắn loại 2, biểu hiện qua tình trạng hàm trên che phủ phần hàm dưới ở mức trên 4mm – 10mm, nhìn vào khó thấy hoặc không thấy hàm dưới. Chính vì vậy khi chúng ta cắn răng lại thì 2 hàm có thể chạm nhau hoặc không. Những ai có phần khớp cắn bị sâu thì phần hàm trên sẽ chạm gần tới vùng nướu trong của hàm dưới, gây nhiều khó khăn khi ăn nhai.
Để xác định mức độ cắn sâu bác sĩ sẽ cần thăm khám và chụp phim X-quang và tiến hành đo đạt để thấy được tỷ lệ phần trăm che phủ của hàm trên và hàm dưới. Nếu nhận biết bằng mắt thường về dạng sai lệch này thì bạn hãy chú ý quan sát nếu hàm dưới bị lọt thỏm vào bên trong so với hàm trên tùy mức độ nhiều hoặc ít. Ở góc nhìn nghiêng, khách hàng chỉ có thể nhìn thấy phần chân răng cửa hàm dưới mà thôì, ở góc này người có khớp cắn sâu nhìn sẽ giống bị hô, vẩu.
Nếu vẫn chưa hình dung ra được khớp cắn sâu cụ thể như thế nào, bạn hãy xem ngay hình ảnh răng khớp cắn sâu ngay dưới đây nhé.
Nguyên nhân gây ra tình trạng khớp cắn sâu
Có hai nguyên nhân chính dẫn đến cắn sâu là do xương hàm và do răng.
Khớp cắn sâu do xương hàm
Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng quá mức là do kích thước và hình dạng của răng và hàm của trẻ (di truyền). Kích thước hàm có thể quá lớn hoặc quá ít khoảng trống để có thể răng sắp xếp đúng cách. Nếu không được điều trị, dạng sai lệch này cũng có thể dẫn đến tình trạng răng chen chúc, răng khấp khểnh hoặc răng thưa.
Khớp cắn sâu do răng
Những thói quen thuở nhỏ tưởng chừng vô hại như mút ngón tay, tật đầy lưỡi, sử dụng núm vú giả cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây ra tình trạng răng cắn sâu. Nếu trẻ đã có sẵn cắn sâu do di truyền, những thói quen này có thể làm vấn đề trầm trọng hơn.
Nguyên nhân khác
- Mất răng sữa sớm mà không được phục hình, có thể bị dẫn đến tình trạng răng mọc lệch lạc, sai khớp cắn
- Rối loạn nhịp thở, chẳng hạn như ngưng thở khi ngủ, cũng có liên quan đến dạng sai khớp cắn này.
- Thói quen cắn móng tay và nhai các vật cứng có thể dẫn đến tình trạng răng bị cắn sâu.
- Nghiến răng quá mức là một trong những nguyên nhân dẫn đến cắn sâu. Tình trạng này làm cho răng dưới chạm vào vòm khẩu cái phía sau răng trên khi ngậm miệng; làm tổn thương xương xung quanh răng cửa trên. Điều này có thể dẫn đến mất răng cửa trên và / hoặc chấn thương răng quá mức.
Bị khớp cắn sâu có nguy hiểm không?
Khớp cắn sâu không chỉ khiến nụ cười thiếu thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe tổng quát của người gặp dạng sai lệch khớp cắn này.
Khớp cắn sâu hở lợi
Khi khớp cắn sâu thì hàm trên nhô ra ngoài, che phủ hàm dưới, ở phần góc nghiêng bạn sẽ thấy giống như người răng bị hô vẩu. Khớp cắn sâu có thể kèm tình trạng cười hở lợi, khi chúng ta cười sẽ để lộ nhiều phần nướu trên mức 3mm.
Khớp cắn sâu hở lợi biểu hiện rõ là phần khuôn hàm trên bị nhô ra ngoài quá nhiều, để lộ cả phần lợi lớn, không được trùm kín bởi môi ngay cả khi khép miệng, hàm dưới bị che khuất. Khuyết điểm này càng khiến khuôn mặt thiếu sự cân đối, nụ cười chưa được đẹp khiến chúng ta bỏ lỡ rất nhiều cơ hội trong cuộc sống.
Ảnh hưởng đến thẩm mỹ
Răng cắn sâu – hàm trên răng che lấp răng ở hàm dưới làm ảnh hưởng trực tiếp tới thẩm mỹ khuôn mặt, gây mất tương quan giữa trán, mũi và cằm khiến nụ cười không được đẹp. Điều này khiến người có khớp cắn sâu không tự tin, e ngại giao tiếp, ảnh hưởng trực tiếp tới việc tạo lập mối quan hệ xã hội cũng như cản trở sự thăng tiến trong công việc.
Ảnh hưởng đến ăn nhai
Khớp cắn sâu là một dạng sai khớp cắn mà các răng ở hàm trên trùm khuất nhóm răng trước của hàm dưới. gây suy giảm chức năng ăn nhai. Điều này biểu hiện qua việc cắn xé thức ăn không thuận lợi, khó khăn khi nhai và nuốt. Từ đó gây áp lực cho quai hàm, gây co thắt cơ, nếu không có cách khắc phục kịp thời cắn sâu có thể khiến bạn phải đối mặt với các vấn đề như rối loạn khớp thái dương hàm, viêm khớp thái dương hàm vô cùng nguy hiểm.
Lúc này bạn sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng đau đầu với tần suất tăng dần, đau dữ dội khi ăn nhai, nhức mặt, mỏi cổ…
Khó khăn khi phát âm
Không chỉ gây khó khăn khi nhai nuốt mà khớp cắn sâu còn khiến người bệnh gặp trở ngại khi phát âm.Với những bạn lệch lạc khớp cắn như cắn sâu thì việc khó khăn khi phát âm là điều dễ hiểu. Đặc biệt, do cấu trúc hàm mặt không chuẩn tỉ lệ tiêu chuẩn thường gây hiện tượng phát âm không chuẩn, cản trở việc giao tiếp, nhất là với việc học ngoại ngữ sẽ khó khăn hơn.
Tăng nguy mắc bệnh lý răng miệng
Răng sai lệch khớp cắn nói chung và khớp cắn sâu nói riêng sẽ làm răng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu. Bởi trẻ em, người trưởng thành có răng bị cắn sâu khiến việc ăn nhai, vệ sinh răng khó khăn, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển, răng cũng dễ bị tổn thương, mòn men răng nhanh, lợi bị tụt, chân răng lộ ra.
Tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn thái dương hàm (TMJ)
Roái loạn khớp thái dương hàm ( viết tắt là TMJ) có thể gây ra những cơn đau dữ dội và rối loạn chức năng ở hàm và các cơ kiểm soát chuyển động của hàm. Nếu không điều trị cắn sâu quá nặng, TMJ có thể hình thành và nghiêm trọng theo thời gian. Các triệu chứng phổ biến bao gồm: đau hàm, cổ và mặt, cứng khớp, đau đầu và đau tai, âm thanh lụp cụp khi bạn cử động đóng hoặc mở miệng.
Các phương pháp điều trị khớp cắn sâu
Để biết bạn nên khắc phục răng khớp cắn sâu bằng cách nào, bạn cần đến trực tiếp cơ sở uy tín để được bác sĩ thăm khám, xác định nguyên nhân, mức độ cắn sâu nặng hay nhẹ, từ đó đưa biện pháp và kế hoạch điều trị chi tiết.
Dưới đây là những phương pháp điều trị lệch khớp cắn mà bạn có thể tham khảo
- Niềng răng thẩm mỹ: Niềng răng là biện pháp chỉnh khớp cắn sâu hiệu quả cho các trường hợp nguyên nhân xuất phát từ răng. Niềng răng là một trong những phương pháp được nha sĩ khuyên dùng nhờ sự an toàn cùng tính hiệu quả.
- Bọc răng sứ thẩm mỹ cũng là một cách để chúng ta có thể khắc phục răng khớp cắn sâu. Bọc răng sứ được áp dụng cho trường hợp sai lệch khớp cắn nhẹ, không phải do xương. Để thực hiện bác sĩ sẽ cần tạo hình cùi răng. gắn mão sứ lên trên để khít sát với răng thật, khắc phục cắn sâu.
- Phẫu thuật hàm: Trong trường hợp sai lệch khớp cắn không phải do cấu trúc răng mà do xương thì phẫu thuật hàm mới đem lại kết quả điều trị tối ưu nhất. Để can thiệp phẫu thuật hàm người bệnh phải đủ sức khỏe và đủ 18 tuổi mới có thể tiến hành.
Bác sĩ chuyên sâu sẽ thực hiện phẫu thuật cắt xương hàm sau đó tịnh tiến xương hàm về vị trí mong muốn, giúp khớp cắn đạt tỉ lệ chuẩn. Đây là một kỹ thuật điều trị vô cùng phức tạp, đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề chuyên môn cao và công nghệ hiện đại.
Niềng răng khớp cắn sâu
Niềng răng là phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất để khắc phục các vấn đề về sai lệch khớp cắn. Với khớp cắn sâu nguyên nhân xuất phát từ răng thì phương pháp niềng răng có thể mang lại hiệu quả cao nên được rất nhiều người lựa chọn.
Bằng các khí cụ chỉnh nha như mắc cài – dây cung hoặc khay niềng trong suốt, các nha sĩ sẽ tác động lực lên răng để kéo răng về đúng vị trí mong muốn, tạo sự hài hòa giữa hàm trên và hàm dưới. Nhờ vậy, răng sẽ đều đẹp và khuôn mặt cũng trở nên cân đối hơn, hỗ trợ răng thực hiện tốt các chức năng một cách tối ưu nhất.
Hiện nay, có hai phương pháp niềng răng chính là niềng răng mắc cài và niềng răng không mắc cài. Mỗi hình thức niềng răng đều có những ưu, nhược điểm riêng. Việc quyết định chọn loại hình niềng răng nào là tùy thuộc vào mong muốn, tình trạng răng miệng và tài chính của mỗi cá nhân.
Quy trình niềng răng khớp cắn sâu
Khi đến Việt Smile bạn sẽ được trải nghiệm dịch vụ niềng răng chất lượng trong không gian nha khoa tiêu chuẩn, được xây dựng theo tiêu chí 5*, trang thiết bị hiện đại cùng công nghệ niềng răng tân tiến nhất. Đặc biệt, chúng tôi luôn áp dụng quy trình niềng răng chuẩn 5 bước
Bước 1: Khám tư vấn – lấy dấu – chụp phim
Các bác sĩ chuyên sâu niềng răng tại Việt Smile sẽ khám tư vấn trực tiếp cho bạn, sau đó tiến hành chụp phim và lấy dấu thạch cao. Trong bước này, các khách hàng cũng được chụp ảnh thẩm mỹ ngoài mặt, chụp X-quang răng để có đầy đủ dữ liệu, tiện cho việc lên phác đồ điều trị chi tiết.
Bước 2: Lập kế hoạch niềng răng và giải thích kế hoạch
Dựa vào các dữ liệu đã có, bác sĩ sẽ đo đạc, tính toán và lập kế hoạch chỉnh nha chi tiết cho bạn biết tình trạng răng thực tế, nguyên nhân, phương án điều trị cụ thể để khắc phục khớp cắn sâu, Thời gian này để bác sĩ lập kế hoạch chi tiết là 3 ngày. Sau đó, nha sĩ sẽ giải thích từng điểm trên kế hoạch cho bạn. Lúc này nếu có băn khoăn gì bạn hãy trao đổi với bác sĩ để được giải đáp nhé.
Bước 3: Ký hợp đồng – Đeo niềng răng
Trong bước này, các khách hàng sẽ được lấy cao răng, vệ sinh răng miệng. Các vấn đề về bệnh lý cũng cần được giải quyết triệt để trong bước này. Sau đó, khách hàng sẽ được gắn mắc cài hoặc giao khay niềng trong suốt, chính thức bắt đầu niềng răng điều trị khớp cắn sâu.
Bước 4: Tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ
Các bạn cần tuân thủ đúng thời gian khám định kỳ để được bác sĩ kiểm tra, thay dây cung – mắc cài, hoặc giao khay mới cũng như kiểm soát tốc độ dịch chuyển của răng.
Tái khám định kì với bác sĩ để niềng răng đạt hiệu quả tốt nhất
Bước 5: Tháo mắc cài – đeo hàm duy trì – định kỳ thăm khám
Khi răng đã thực sự đều, đẹp, vị trí chuẩn như phác đồ, bác sĩ sẽ tiến hành tháo mắc cài, vệ sinh răng miệng và lấy dấu để làm khay duy trì cho bạn.
Sau niềng răng khớp cắn sâu cứ 6 tháng/ 1 lần các khách hàng tiến hành thăm khám để luôn đảm bảo nụ cười đều, đẹp.
Niềng răng khớp cắn sâu bao lâu?
Thời gian điều trị khi niềng răng khớp cắn sâu thường kéo dài từ 18 – 24 tháng tùy theo mức độ nhẹ hay nặng. Thông thường, với khớp cắn sâu ở mức độ trung bình thì thời gian niềng răng từ 24 tháng, nếu phức tạp hơn và đi kèm các sai lệch như móm, khấp khểnh khác thì thời gian niềng răng sẽ có thể kéo dài hơn. Nếu bạn muốn rút ngắn 3 – 5 tháng niềng so với mắc cài truyền thống thì có thể lựa chọn gói niềng mắc cài tự động với thiết kế khóa tự đóng nhỏ gọn, linh hoạt để dây cung trượt tự do trong rãnh mắc cài, giảm lực ma sát tối đa lên răng, quá trình niềng cũng nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
Phương pháp niềng răng đòi hỏi sự kiên nhẫn và sự phối hợp chặt chẽ từ chính người niềng răng và bác sĩ. Bạn hãy cân nhắc thật kĩ và lựa chọn nha khoa uy tín, nơi có bác sĩ chuyên sâu vững vàng tay nghề, công nghệ hiện đại để có được phương án, quá trình điều trị thuận lợi, đem lại hiệu quả cao nhất nha.
Hi vọng với thông tin nêu trên bạn đã biết được khớp cắn sâu là gì và hướng điều trị khớp cắn ngập hiện nay.. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào bạn vui lòng gọi tới Hotline 1900 3331 để được tư vấn chi tiết, miễn phí từ bác sĩ Việt Smile.
Nụ cười thoải mái, tự tin sau tháo niềng răng chen chúc, cắn sâu