Cách điều trị viêm sưng lợi cho trẻ

Đừng coi thường hiện tượng lợi sưng viêm ở trẻ. Nếu phụ huynh thấy bé yêu thường xuyên bị chảy máu khi chải răng, bị loét miệng, sưng tấy lợi hãy đọc ngay bài viết dưới đây của Nha khoa Việt Smile nhé. Nha sĩ sẽ đưa ra những kiến thức bổ ích cũng như đưa ra cách điều trị viêm sưng lợi cho trẻ.

Viêm sưng lợi
Cách điều trị viêm sưng lợi cho trẻ

Nguyên nhân trẻ bị viêm sưng lợi 

Lợi khỏe mạnh là lợi có màu hồng nhạt, không sưng đau hay chảy máu. Khi lợi bị viêm, màu lợi chuyển sang sẫm đỏ. Viêm nướu răng là bệnh lý răng miệng có thể gặp phải ở bất kỳ đối tượng nào, rất thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trong giai đoạn mọc răng.

Vệ sinh răng miệng chưa tốt

Trẻ em chưa thể tự vệ sinh răng và chủ động trong việc chăm sóc răng nên rất dễ bị mắc các bệnh răng miệng. 

Vệ sinh răng cho bé không đúng cách chính được xem là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm lợi ở trẻ. Vùng nướu là nơi thức ăn thừa đọng lại, cặn thức ăn không được rửa trôi hoàn hoàn, đây là môi trường lí tưởng để vi khuẩn trong khoang miệng phát triển, hình thành mảng bám  gây những  tổn thương mô nha chu khiến lợi bị viêm, sưng đỏ.

 Đặc biệt, trẻ nhỏ trong những năm đầu đời các mô nướu còn khá yếu – nhạy cảm, hệ miễn dịch kém nên viêm sưng, nhiễm trùng lợi là việc dễ hiểu nếu không được chăm sóc răng miệng đúng cách. 

Ăn uống không lành mạnh

Các bạn nhỏ  thường rất yêu thích những món ăn vặt như bánh kẹo, nhiều đường. Đây sẽ là môi trường cho vi khuẩn phát triển và gây mảng bám.

Thiếu hụt canxi hay vitamin C sẽ khiến bé hấp thu các khoáng chất kém  khiến răng lợi yếu, dễ bị mủn, bị gãy.

Viêm nướu răng ở trẻ em là bệnh nha khoa hay gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh thường không gây ra quá nhiều phiền toái khi ở giai đoạn sớm nên nhiều phụ huynh có phần chủ quan.

Tuy nhiên nếu vấn đề sưng viêm không được kiểm soát kịp thời tình trạng bệnh sẽ tiến triển nặng và gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng thể của con.

Biến chứng điển hình khi bị viêm nướu lâu ngày là nướu của trẻ bị tụt xuống, răng không còn mô nâng đỡ trở nên yếu đi, xương ổ răng tiêu dần dẫn đến răng lung lay và trẻ  rụng răng sớm. Điều này tưởng chừng như không nguy hại nhưng lại ảnh hưởng lớn đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này của con cũng như sức khỏe toàn thân. Mất răng sữa sớm trước tuổi thay răng ở trẻ làm cho khả năng ăn nhai của trẻ giảm đi, ảnh hưởng đến phát âm của trẻ. 

Hậu quả khi bé mất răng sữa sớm

Các loại viêm lợi mà trẻ thường mắc phải

Viêm lợi là tình trạng khá dễ gặp ở trẻ nhỏ do vi-rút hoặc do hiện tượng mọc răng gây ra.

Viêm nướu răng do mọc răng

Khi trẻ bước vào giai đoạn mọc răng, trẻ rất dễ bị viêm nướu. Khi đó, lợi sưng to và đỏ có thể khiến cho nhiệt độ cơ thể của trẻ tăng cao hơn bình thường. Tuy nhiên, đây được cho là tình trạng mang tính tạm thời. Quá trình mọc răng sẽ khiến cho thức ăn dễ tích tụ và hình thành nên các mảng bám vi khuẩn. Trong một số ít trường hợp vẫn có thể gây viêm hoặc áp xe quanh thân răng. 

Viêm sưng lợi do virút 

Viêm nướu ở trẻ do Herpes nguyên phát hay còn gọi là viêm lợi miệng phồng rộp. Đây được xem là dạng nhiễm trùng cấp tính do virus Herpes single tuýp 1 gây ra.

Với thời gian ủ bệnh trong khoảng 7 ngày, virut Herpes sẽ lây nhiễm qua đường hô hấp dưới dạng bọt khí.. Đây là bệnh lý thường gặp ở các bé trong độ tuổi  từ 2 – 5 tuổi, 1 số trẻ lớn hơn cũng có thể gặp phải. Các trẻ dưới 12 tháng tuổi thường ít mắc hơn do vẫn còn được nhận miễn dịch thụ động từ mẹ.

Viêm nướu răng do tưa lưỡi

Tưa lưỡi là bệnh rất thường gặp ở trẻ nhỏ hoặc trường hợp  trẻ sơ sinh bị nhiễm nấm từ cơ quan sinh dục của mẹ trong quá trình sinh bé.

Thông thường loại nấm này cư trú trong khoang miệng và không gây bệnh.Tuy nhiên nếu sức đề kháng của mô mềm trong miệng trẻ giảm khiến vi nấm sinh sôi nhanh gây kích ứng mô nướu gây bệnh.

Tưa lưỡi gây đau rát, khó chịu khiến bé không thể ăn uống hay bú mẹ bình thường….Khi nấm Candida lan rộng sẽ ảnh hưởng để nướu khiến trẻ bị sưng lợi, viêm nướu.

Ngoài ra, nếu trẻ đang điều trị với một loại thuốc kháng sinh, viêm lợi có thể xảy ra trong thời gian ngắn.

Triệu chứng của bệnh viêm lợi ở trẻ em

Các bậc phụ huynh không nên bỏ qua các dấu hiệu của bệnh viêm lợi ở trẻ dưới đây:

  • Chớm viêm lợi ngứa và ửng đỏ, nặng hơn nướu sẽ sưng, căng phồng
  • Trẻ có thể bị sốt, chán ăn, khó ngủ, cáu gắt
  • Chảy nước dãi nhiều hơn bình thường
  • Trẻ quấy khóc, không cho cha mẹ chạm vào răng khi đánh răng
  • Nướu của trẻ chảy máu tự nhiên hoặc khi chải răng
  • Có mủ tại khoảng trống giữa răng và nướu
  • Hơi thở có mùi hôi khó chịu

Vì thế, khi thấy trẻ quấy khóc, khó chịu cả bố và mẹ cần:

+  Cho bé uống nhiều sữa để giảm cơn đau cho viêm sưng gây raMẹ nên cho bé ăn các món mềm, loãng, tránh cho bé ăn đồ ăn đặc, cứng nhiều.

+ Lựa chọn thức ăn dặm, khoai tây nghiền, sữa chua, sốt táo cho bữa ăn của trẻ.

+ Ba mẹ đừng quên chuẩn bị cho bé đeo yếm nhằm tránh nước dãi chảy ra làm ướt ngực áo 

+ Nếu trẻ quá đau không muốn ăn, mẹ cũng không nên bắt ép bé ăn.

+ Không để trẻ tiếp xúc với những đồ chơi vuông thành sắc cạnh, tránh việc bé “nhai” làm tổn thương đến lợi.

Điều trị viêm sưng lợi cho trẻ

Khi trẻ bị viêm sưng lợi, bố mẹ không nên tự ý mua thuốc mà cần đi khám tại các trung tâm Nha khoa uy tín để được hỗ trợ kịp thời,  điều trị hiệu quả.

Khi trẻ bị viêm lợi nếu không thể đưa trẻ đi khám ngay, ba mẹ có thể cho trẻ súc miệng với dung dịch nước muối loãng để giảm sưng, kháng viêm đồng thời  làm sạch khoang miệng.

Nếu phát hiện và điều trị viêm nướu sớm cho trẻ sẽ giúp trẻ bớt đau đớn, không ám ảnh việc điều trị sau này.

Khám và điều trị tại nha khoa là điều đầu tiên trong cách chữa viêm nướu cho trẻ mà bạn nên thực hiện, việc này giúp bạn biết chính xác nguyên nhân, để bác sĩ điều trị triệt để nguyên do gây bệnh.

Sau khi đã điều trị triệt để các nguyên nhân gây ra viêm lợi ở trẻ, lúc này việc điều trị sẽ dễ dàng hơn rất nhiều do không còn ổ bệnh nữa. Thời điểm này bạn có thể tự chăm sóc răng theo hướng dẫn của bác sĩ tại nhà kết hợp sử dụng bài thuốc dân gian từ thảo dược tại nhà.

Phòng ngừa viêm lợi ở trẻ nhỏ

–  Đối với trẻ sơ sinh, chưa mọc răng: Phụ huynh nên dùng gạc y tế, rơ lưỡi, thực hiện nhẹ nhàng chà răng và nướu của bé. 

–  Khi bé 1 tuổi: Ba mẹ có thể dùng bàn chải lông mềm và nước nước muối sinh lý tiến hành chải răng cho bé. 

–  Khi trẻ mọc răng bố mẹ chọn cho bé bàn chải mềm, vừa tay cầm và nên hướng dẫn bé cách đánh răng đúng cách, tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng sau khi ăn.

–  Ba mẹ có thể dùng tay sạch tiến hành massage nướu răng để máu lưu thông, tốt cho răng lợi của trẻ

– Trám răng sữa sâu cho trẻ cũng là việc làm quan trọng không nên bỏ qua.

– Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn dư thừa hiệu quả

– Trẻ em cũng nên đi khám răng định kỳ và lấy cao răng nhé ba mẹ. Đặc biệt, việc phát hiện những dấu hiệu răng mọc lệch lạc, dự phòng sâu răng ở trẻ có vai trò vô cùng quan trọng.

– Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày giúp cho cơ thể trẻ thải độc, chuyển hóa các chất để phát triển. 

– Thay vì đồ ăn cay nóng, mặn quá cũng như đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, ba mẹ hãy lựa chọn các loại thực phẩm có tính mát như rau – củ – quả trong khẩu phần ăn của bé

– Xây dựng cho trẻ chế độ ăn uống khoa học để tăng cường vitamin và khoáng chất, canxi.. nhằm nâng cao đề kháng cho trẻ.  Danh sách thực phẩm giàu canxi bao gồm: sữa, cá, trứng, tôm, các loại cá, ốc, loại  rau họ cải như cải xanh, cải thìa, cải chíp…

Hy vọng các bậc phụ huynh sẽ lưu ý hơn trong chăm sóc răng miệng cho các bé yêu, tránh bị viêm sưng lợi, chảy máu chân răng, sâu răng…. để con có được một hàm răng khỏe đẹp.

5/5 - (2 bình chọn)
14 bình luận
  1. Tôi nhận ra thông tin khá là thú vị

  2. Bao nhiêu tuổi có thể trồng răng??

  3. Tại sao không nên làm răng sứ?

  4. đã ai niềng răng invisalign chưa???

  5. Trám răng có phải lấy tủy không!??

  6. Răng sứ có giá bao nhiêu!??

  7. Mình tham khảo bọc răng sứ ạ – 0373***228

  8. Mình cần ib

  9. Em cần thêm chút thông tin :: 0564***282

  10. Thank!! Tôi thấy bài rất bổ ích.

  11. Tôi muốn inbox hỏi hàn răng thẩm mỹ chút 0333***974

  12. Tôi muốn tư vấn 0323***232

  13. Em muốn tư vấn – 0943***993

Bình luận của bạn
Zalo
Gọi ngay
Đăng ký lịch hẹn

Để lại lời nhắn

    Vui lòng để lại thông tin để Trợ lý Bác sĩ trực tiếp tư vấn cho bạn.

    Họ tên

    Số điện thoại

    Ghi chú