Các phương pháp điều trị tụt lợi

Các phương pháp điều trị tụt lợi nào hiệu quả, giúp khắc phục tụt lợi nhanh chóng. Đây là câu hỏi mà nhiều khách hàng đang tìm kiếm câu trả lời hiện nay. Để biết phương pháp điều trị tụt lợi các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Các phương pháp điều trị tụt lợi
Các phương pháp điều trị tụt lợi

Tụt lợi là gì?

Tụt lợi hay còn gọi là tụt nướu, là tình trạng nướu xung quanh răng bị tụt về phía chân răng làm cho thân răng bị lỗ ra nhiều hơn. Tụt nướu có thể chỉ xảy ra ở một vài răng nhưng cũng có thể nguyên hàm cả trên và dưới gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

Nguyên nhân gây tụt lợi

Nguyên nhân gây tụt lợi
Nguyên nhân gây tụt lợi

Tụt nướu có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn tới tụt lợi:

Do bệnh lý răng miệng: Những bệnh lý viêm nướu, viêm nha chu,… là một trong những nguyên nhân chính gây tụt nướu răng. Nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể tiến triển thành bệnh nướu nặng hơn, dẫn đến tụt nướu răng.

Vệ sinh răng không tốt: Vệ sinh răng miệng không tốt cao răng mảng bám quá nhiều sẽ đẩy lùi nướu về phía sau dẫn tới hiện tượng tụt lợi. Hay việc chải răng quá mạnh hoặc sử dụng bàn chải răng cứng, có thể gây tổn thương cho nướu và dẫn đến suy giảm nướu.

Các răng không đều: Khi các răng không đều nhau sẽ tạo áp lực không đều lên nướu nên dễ dẫn tới hiện tượng tụt nướu.

Hút thuốc lá: Hóa chất trong thuốc lá có thể kích thích đến nướu làm cho nướu không con khỏe mạnh và có tình trạng tụt về phía chân răng

Thay đổi Hormone: Các thay đổi hormone, như trong thai kỳ, kinh nguyệt, hay khi dùng các loại thuốc nội tiết cũng có thể ảnh hưởng đến nướu và dẫn đến suy giảm nướu.

Hậu quả của tụt lợi

Hậu quả của tụt lợi
Hậu quả của tụt lợi

Tụt nướu răng có thể dẫn đến nhiều hậu quả và vấn đề sức khỏe nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời. Dưới đây là một số hậu quả phổ biến của tình trạng tụt nướu răng:

Gây mất thẩm mỹ: Lợi tụt làm cho chân răng dài hơn so với bình thường, người đối diện nhìn vào sẽ cảm thấy, mất thiện cảm và sợ hãi. Điều này khiến bạn bị mất tự tin khi cười, ngại giao tiếp với mọi người xung quanh.

Nhạy cảm răng: Khi tụt lợi làm lộ phần nhạy cảm của răng gọi là “cổ răng”. Điều này có thể tăng cường cảm giác nhạy cảm khi tiếp xúc với thức ăn nóng, lạnh, ngọt hoặc chua.

Tăng nguy cơ sâu răng: Vì có phần răng không được bảo vệ bởi nướu, nó trở nên dễ bị tác động bởi vi khuẩn làm tăng nguy cơ sâu răng và các vấn đề nướu khác.

Tăng nguy cơ viêm nướu: Tụt nướu răng có thể làm tăng nguy cơ viêm nướu, điều này có thể dẫn đến các vấn đề nướu nặng hơn như viêm nướu sâu và viêm nướu toàn bộ.

Mất răng vĩnh viễn: Lợi là một phần quan trọng của răng, giúp bảo vệ và giữ răng vững chắc trên cung hàm. Khi lợi bị tụt đồng nghĩa với việc chân răng mất đi sự bảo vệ bên ngoài. Nếu không được điều trị bệnh lý tụt lợi sẽ chuyển biến nặng hơn khiến răng bị lung lay thậm chí là mất răng vĩnh viễn.

Để ngăn chặn và điều trị tụt nướu răng, quan trọng nhất là duy trì một chế độ chăm sóc răng miệng đều đặn và thăm bác sĩ nha khoa để được tư vấn và điều trị khi cần thiết.

Các phương pháp điều trị tụt lợi

Tùy vào từng trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ đưa ra những hướng điều trị phù hợp với mỗi người. Dưới đây là các phương pháp điều trị tụt lợi:

Điều trị tụt lợi nhẹ

Điều trị tụt nướu răng nhẹ thường bao gồm các biện pháp hành động nhằm kiểm soát và ngăn chặn tình trạng này. Dưới đây là một số phương pháp và biện pháp điều trị tụt nướu răng nhẹ:

Chăm sóc răng miệng đúng cách: Chải răng ít nhất hai lần mỗi ngày, sử dụng bàn chải răng mềm và chất làm sạch răng chứa fluoride. Sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng hàng ngày để loại bỏ mảng bám và thức ăn dễ tạo thành.

Lấy cao răng: Với những trường hợp tụt lợi do cao răng mảng bám quá nhiều, bác sĩ sẽ thực hiện lấy cao răng để loại bỏ chúng. Với những trường hợp viêm bác sĩ sẽ sử dụng thêm thuốc bôi, sau một thời gian sử dụng nướu răng sẽ đầy lại.

Chế độ ăn uống hợp lý: Định kỳ thăm bác sĩ nha khoa để theo dõi tình trạng răng miệng và nhận sự hỗ trợ khi cần thiết.

Các phương pháp điều trị tụt lợi
Các phương pháp điều trị tụt lợi

Điều trị tụt lợi nặng

Khi lợi bị tụt nặng, không thể điều trị bằng các biện pháp thông thường buộc bác sĩ phải cần can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật

Nạo túi nha chu: Thực hiện loại bỏ vi khuẩn có hại ra khỏi các túi nha giả hay thu nhỏ kích thước của chúng lại. Sau đó thực hiện khâu mô lợi tại vị trí gốc răng lại.

Ghép mô liên kết dưới biểu mô hoặc ghép nướu tự do tự thân,…: Với phương án này thường được áp dụng với những trường hợp nướu quá mỏng hoặc nhiễm trùng chân răng. Bác sĩ sẽ dử dụng mô bên trong khoang miệng để bù đắp lại phần lợi đã bị tụt. Mô lợi được bù đắp có chức năng tái tạo lại trạng thái nướu bình thường. Đồng thời giúp phục hồi những tổn thương và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Trên đây là những thông tin về tụt lợi và những phương pháp điều trị tụt lợi phổ biến hiện nay. Nếu bạn đang có tình trạng tụt lợi hãy đến nha khoa thăm khám và điều trị sớm tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu cần tư vấn hãy liên hệ 1900 3331 để được bác sĩ giải đáp.

Đánh giá bài viết
Bình luận của bạn
Zalo
Gọi ngay
Đăng ký lịch hẹn

Để lại lời nhắn

    Vui lòng để lại thông tin để Trợ lý Bác sĩ trực tiếp tư vấn cho bạn.

    Họ tên

    Số điện thoại

    Ghi chú