Viêm nướu răng có mủ ở trẻ phòng tránh ra sao?

Viêm nướu răng có mủ ở trẻ em phòng tránh được không? Phòng tránh như thế nào? Bệnh lý viêm nướu răng có mủ có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn do nhiều nguyên nhân gây ra. Viêm nướu răng có mủ có thể gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Vậy khi bị viêm nướu răng có mủ ở trẻ phòng tránh ra sao? Cùng VIET SMILE tìm hiểu rõ hơn trong bài viết này nhé!

Viêm nướu răng có mủ ở trẻ phòng tránh ra sao?
Viêm nướu răng có mủ ở trẻ phòng tránh ra sao?

Viêm nướu răng có mủ ở trẻ là như thế nào?

Viêm lợi còn được gọi là viêm nướu. Khi bị viêm nướu răng sẽ sưng đau, chuyển từ màu hồng nhạt sang đỏ, đỏ sẫm. Khi đánh răng dễ gây chảy máu, thậm chí chảy máu bất chợt gây đau nhức. Nếu không được chăm sóc, điều trị kịp thời sẽ khiến lợi bị tổn thương nghiêm trọng: vùng lợi sưng phồng, căng đỏ, thậm chí chảy mủ.

Nhiều người không nghĩ viêm lợi nguy hiểm cho đến khi nó gây ra biến chứng. Trường hợp nhẹ, nướu răng chưa ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống của bạn, tuy nhiên viêm lợi có thể tái đi tái lại nhiều lần.

Viêm nướu răng có mủ ở trẻ là như thế nào?
Viêm nướu răng có mủ ở trẻ là như thế nào?

Viêm lợi tiến triển và ảnh hưởng tới tất cả cấu trúc bảo vệ răng người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều đau đớn:

  • Cảm giác đau khi ăn nhai
  • Lợi/nướu của trẻ bị nhạy cảm dễ chảy máu
  • Hơi thở có mùi khó chịu
  • Răng miệng nhạy cảm hơn bình thường
  • Trẻ có thể thường xuyên gặp triệu chứng loét miệng
  • Lợi/nướu bị sưng mủ đau nhức

Khi các tổ chức xung quanh răng bị tổn thương các răng trên cung hàm cũng ảnh hưởng, đặc biệt là hơi thở cũng như quá trình trẻ ăn nhai.

Nguyên nhân gây viêm nướu răng có mủ ở trẻ

Nguyên nhân gây viêm nướu răng có mủ ở trẻ
Nguyên nhân gây viêm nướu răng có mủ ở trẻ

Những nguyên nhân dẫn tới tình trạng viêm nướu răng có mủ ở trẻ bao gồm:

  • Do tích tụ cao răng, mảng bám không được làm sạch bởi thói quen vệ sinh răng miệng chưa tốt, chải răng không đúng cách khiến thức ăn bị đọng lại. Vì trẻ còn nhỏ nên việc tự chăm sóc răng miệng sạch sẽ có thể sẽ rất khó nên phụ huynh cần quan tâm, vệ sinh kỹ hơn cho bé.
  • Do chế độ ăn uống của trẻ không hợp lý, trẻ ăn nhiều thực phẩm chứa đường, thiếu dưỡng chất cũng là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị viêm lợi/nướu và gây tình trạng sưng, mưng mủ.
  • Do trẻ đang trong giai đoạn mọc răng, đây là thời điểm mà nướu của trẻ rất yếu, dễ bị tổn thương, và là thời cơ tốt để vi khuẩn xâm nhập gây ra các bệnh lý khó lường. Hay tình trạng viêm nướu răng có mủ ở trẻ có thể do biến chứng từ việc trẻ bị sâu răng nặng, răng bị gãy, mẻ.

Ngoài ra, có thể do một số tác động bên ngoài khiến vi khuẩn xâm nhập khiến trẻ bị viêm nướu có mủ nên ba mẹ cần chăm sóc sức khỏe răng miệng của trẻ kỹ càng hơn.

Viêm nướu răng có mủ ở trẻ phòng tránh như thế nào?

Viêm nướu răng có mủ ở trẻ phòng tránh như thế nào?
Viêm nướu răng có mủ ở trẻ phòng tránh như thế nào?

Viêm nướu răng có mủ ở trẻ nếu không điều trị sớm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, vậy nên để trẻ có một sức khỏe răng miệng tốt hơn và hạn chế bị viêm nướu răng có mủ ở trẻ ba mẹ nên:

Hướng dẫn, giúp trẻ vệ sinh răng miệng hàng ngày thật tốt bằng cách chải răng đúng cách ít nhất 02 lần/ngày, có thể sử dụng thêm nước súc miệng để loại bỏ tối đa có mảng bám, vụn thức ăn trong miệng của trẻ, giúp hơi thở của trẻ thơm tho hơn.

Xây dựng chế độ ăn uống, dinh dưỡng phù hợp cho trẻ, hạn chế trẻ ăn các thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột, quá cay, nóng để tránh làm tổn thương răng, lợi

Bạn nên đưa trẻ đi khám răng miệng và lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần. Khi này, bác sĩ sẽ kiểm tra và đưa ra phương án điều trị phù hợp tránh tình trạng trẻ bị viêm nướu răng có mủ.

Sức khỏe răng miệng vô cùng quan trọng không chỉ giúp trẻ tự tin hơn mà còn giúp trẻ ăn nhai tốt, đảm bảo sức khỏe toàn thân của trẻ. Vậy nên, hãy đưa trẻ đi thăm khám răng miệng cũng như chăm sóc răng miệng cho trẻ tại nhà tốt nhất mỗi ngày bạn nhé! Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì bạn có thể bình luận dưới bài viết để VIET SMILE hỗ trợ, giải đáp nhanh nhất nhé!

Đánh giá bài viết
Bình luận của bạn
Zalo
Gọi ngay
Đăng ký lịch hẹn

Để lại lời nhắn

    Vui lòng để lại thông tin để Trợ lý Bác sĩ trực tiếp tư vấn cho bạn.

    Họ tên

    Số điện thoại

    Ghi chú