Viêm lợi là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh việm lợi

Viêm lợi là bệnh lý răng miệng phổ biến và rất nhiều bạn gặp phải và ở bất cứ độ tuổi nào kể cả trẻ em. Một số dấu hiệu có thể thấy như lợi bị chảy máu, sưng đau. Vậy viêm lợi là gì, viêm lợi có nguy hiểm không, điều trị và phòng ngừa bệnh ra sao? Bài viết dưới đây của Nha khoa Việt Smile sẽ giúp bạn có kiến thức tổng thể về bệnh viêm nướu nhé. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Viêm lợi là gì
Viêm lợi là gì, điều trị và phòng ngừa ra sao?

Bệnh viêm lợi là gì?

Bênh viêm lợi là một vấn đề răng miệng phổ biến trên toàn thế giới và hầu hết mọi người đều bị một lần trong đời. Và trong đó thì có những trường hợp chủ quan và không điều trị dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho răng miệng. Mức độ nặng nhẹ của bệnh này phụ thuộc vào số lượng vi khuẩn cùng với mảng bám thức ăn thừa tồn tại lâu trong miệng. 

Mặc dù là căn bệnh này không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe răng miệng như chảy máu răng, hôi miệng. Làm giảm độ thẩm mỹ nụ cười và gây tự ti cho người bệnh khi giao tiếp. 

Lợi răng khỏe mạnh là có màu hồng nhạt, bám chặt vào răng. Lợi không bị sưng đỏ, chảy máu khi đánh răng hoặc bị đau khi ăn uống hoặc ấn nhẹ vào lợi. Người có lợi khỏe mạnh sẽ luôn có hơi thở thơm tho cũng như là răng không xuất hiện nhiều mảng bám hay còn được gọi là vôi răng, cao răng. 

Những nguyên nhân gây viêm lợi

Viêm lợi là gì
Cao răng không được làm sạch gây viêm lợi
  • Vệ sinh kém: Cao răng – mảng bám được hình thành từ sự tích tụ vi khuẩn và mảnh vụn thức ăn trên răng. Khi chăm sóc răng không tốt, không làm sạch cao răng định kỳ, vi khuẩn phát triển, làm kích ứng và gây nhiễm trùng ở lợi và răng.

  • Thay đổi nội tiết tố của phụ nữ khi mang thai: Trong thai kỳ cơ thể phụ nữ có nồng độ hormone progesterone tăng cao trong thai kỳ, khiến nướu của bạn nhạy cảm hơn với vi khuẩn trong mảng bám.

  • Tác dụng phụ của 1 số loại thuốc: Điển hình là thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng sinh histamin… Gây nên tình trạng giảm tiết nước bọt, thành phần có vai trò làm sạch vi khuẩn và sát trùng miệng nhờ men lysozym.

  • Mắc các bệnh suy giảm miễn dịch: Những khách hàng mắc phải các bệnh suy giảm miễn dịch như tiểu đường, ung thư, HIV,… có nguy cơ viêm lợi cao. Bởi những đối tượng này có khả năng miễn dịch kém.

  • Làm răng sứ thẩm mỹ sai kỹ thuật là 1 nguyên nhân điển hình khiến lợi viêm. Răng sứ không đúng tiêu chuẩn sẽ bị kênh, côm, tạo khe hở giữa nướu và răng sứ khiến thức ăn bị lắng đọng, lợi sưng viêm ,hôi miệng gây ảnh hưởng đến sự tự tin, thẩm mỹ và việc ăn nhai.

  • Mọc răng khôn số 8: Răng khôn thường mọc trong độ tuổi từ 17 – 25 tuổi khi các răng khác đã hoàn tất, vị trí trong cùng của hàm răng nên rất khó để vệ sinh. Qúa trình răng khôn mọc, lợi xung quanh răng bị tổn thương gây viêm lợi, viêm quanh răng… gây cảm giác đau nhức, khó chịu cho người mắc phải. Nhiều trường hợp răng 8 mọc không thoát nên hoàn toàn đến đến hình thành túi lợi bệnh lý tại đó.

  • Tuổi tác và dinh dưỡng cùng là 1 yếu tố gây ra các vấn đề về sức khỏe răng miệng, điển hình là tình trạng sưng viêm nướu, chảy máu chân răng. Theo số liệu nghiên cứu của các chuyên gia, người cao tuổi, có chế độ dinh dưỡng kém hay có thói quen hút thuốc lá thì tỉ lệ viêm nướu rất cao. 

Cao răng - mảng bám - lợi viêm
Cao răng – mảng bám – lợi viêm

Dấu hiệu và triệu chứng của viêm lợi là gì?

Viêm lợi là bệnh lý răng miệng thường gặp ở tất cả mọi người. Hãy xem xét những biểu hiện sau để biết rõ lợi có đang bị viêm không nhé:

  • Nướu sưng, căng phồng, chảy mủ
  • Lợi chuyển từ màu hồng sang nâu sẫm, đỏ
  • Chảy máu chân răng 
  • Đau khi ăn nhai
  • Hơi thở có mùi
  • Răng, lợi nhạy cảm hơn
  • Thường xuyên bị loét miệng
Lợi viêm màu đỏ sẫm
Lợi bị viêm chuyển từ màu hồng sang đỏ sẫm

Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm nướu

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Nếu dùng bàn chải quá cứng hoặc đánh răng không đúng quy cách, dùng lực quá mạnh sẽ gây tổn thương đến răng và nướu, gây mòn răng, dẫn đến ê buốt, nhạy cảm ngà. 

Các chuyên gia cho biết để chải răng đúng cách trước hết bạn cần phải trang bị cho mình bàn chải đánh răng phù hợp, đầu bàn chải lông mềm, đầu tròn để chải răng 2 lần/ngày. Hơn nữa, bạn cũng không nên bỏ qua việc lựa chọn kem đánh răng, nên chọn loại kem có chứa fluor với hàm lượng fluor trong khoảng 1.000 – 1.500 ppm (1 ppm tương ứng với 1mg/l) với người lớn, với trẻ em là 500 ppm .Hãy thay bàn chải định kỳ 3 tháng/lần hoặc khi  lông bàn chải bắt đầu sờn để việc đánh răng được tốt nhất.

Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý điều chỉnh cách đánh răng đúng – đánh  theo chiều dọc, xoay tròn thay vì đánh theo chiều ngang và không quên vệ sinh vùng lưỡi nhé.

Khi vừa ăn xong,chúng ta không nên đánh răng ngay mà bạn chỉ nên đánh răng sau khi dùng bữa từ 10-30 phút, đối với đồ ăn đồ uống quá ngọt nên đánh răng sau 10 phút, và 20-30 phút đối với đồ chua (bởi khoang miệng cần cân bằng lại độ pH).

Mặt khác, bạn có thể sử dụng máy tăm nước để vệ sinh răng tốt hơn, dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng- nơi mà bàn chải không thể làm sạch hết, kết hợp dùng nước súc miệng để giữ hơi thở luôn thơm mát.

Ăn uống hợp lý giúp lợi khỏe mạnh

  • Duy trì chế độ ăn lành mạnh, đủ dinh dưỡng với các loại rau củ, trái cây, tăng cường thực phẩm giàu canxi giúp cải thiện sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe tổng quát.
  • Sữa, phô mai là thực phẩm rất tốt cho răng giúp kích thích hoạt động của tuyến nước bọt. Đặc biệt, thành phần photphat và canxi có trong phô mai giúp trung hòa axit, tiêu diệt vi khuẩn, khiến bề mặt răng chắc khỏe hơn.
  • Luôn cung cấp đủ nước cho cơ thể: Nước chiếm tới 70% khối lượng cơ thể và có vai trò quan trọng trong các hoạt động trao đổi chất. Do đó, cung cấp lượng nước cho cơ thể hàng ngày đúng cách, đúng liều lượng và đúng thời điểm sẽ là việc làm không thể thiếu nếu bạn muốn duy trì sức khỏe của mình. Khi uống đủ nước, các quá trình trao đổi chất trong cơ thể sẽ diễn ra bình thường, độc tố được đào thải 1 cách hiệu quả, điều hòa nhiệt và cải thiện chức năng tim mạch, giảm mệt mỏi, căng thẳng.
  • Hạn chế các thực phẩm có đường hoặc tinh bột như kẹo, bánh quy, bánh ngọt và trái cây sấy khô. Để bảo vệ sức khỏe răng miệng, bạn cũng nên tránh dùng quá nhiều đồ ngâm, đồ chua trong bữa ăn.
  • Để giữ răng luôn khỏe mạnh, không viêm lợi hay nhạy cảm bạn nên hạn chế dùng nước có gas. Bởi các loại đồ uống này đều chứa rất nhiều axit, lượng đường cao. Axit góp phần gây sâu răng, viêm nướu và dẫn tới các bệnh về răng miệng. Khi bạn lạm dụng nước có gas sẽ gây mòn men răng- tổ chức cứng nhất bảo vệ răng, giúp vi khuẩn làm ổ.

Lấy cao răng định kỳ

Cao răng chính là nguyên nhân hàng đầu khiến lợi bị sưng, viêm, nhạy cảm. Rất nhiều khách hàng khi đến nha khoa thăm khám thì viêm lợi đã gây tụt lợi, miệng hôi và cao răng bao kín toàn bộ thân và chân răng. 

Để giữ răng miệng khỏe mạnh, nụ cười xinh tươi, mỗi chúng ta đừng quên tới nha khoa khám răng miệng tổng quát và lấy cao răng định kỳ cứ 6 tháng/lần.  Đây là một việc làm không thể thiếu để ngăn ngừa bệnh viêm lợi và các bệnh lý răng miệng khác.

Răng, lợi, nướu khỏe khiến bạn cảm thấy tự tin hơn rất nhiều, bạn sẽ cảm thấy thoải mái với ngoại hình của mình,bạn cười nhiều hơn, không phải lo hơi thở mình có mùi khó chịu.

Lấy cao răng phòng viêm nướu
Lấy cao răng định kì là phương pháp phòng ngừa hiệu quả

Từ bỏ thuốc lá

Hút thuốc lá nói chung đều mang đến những hệ lụy nguy hiểm như nhau đối với sức khỏe, ngay cả đó là thuốc là truyền thống hay thuốc lá điện tử. Đầu lọc của thuốc lá điện tử chỉ lọc được nicotin, trong khi đó, khói thuốc có chứa > 7000 chất độc hại khác nhau, có đến hàng trăm chất gây hại cho sức khỏe và 70 chất gây ra nhiều bệnh ung thư khác nhau.

Nicotine trong thuốc lá chính khiến rất nhiều khách hàng khi đến Việt Smile thăm khám răng đã ảnh hưởng nghiêm trọng, răng có thể không sâu nhưng cứ lung lay và rụng dần bởi vấn đề viêm lợi và tiêu xương.

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), hút thuốc làm cho một người dễ mắc bệnh nướu răng hơn vì nó làm suy yếu hệ thống miễn dịch.Do đó, thuốc lá là kẻ thù số một của các bệnh răng miệng, không những làm tăng nguy cơ mắc bệnh mà còn làm chậm quá trình hồi phục của các bệnh răng miệng.

Từ sự nguy hiểm của thuốc lá, mọi người hãy cùng nhau xây dựng môi trường sống khỏe mạnh, từ bỏ thuốc lá ngay hôm nay.

Hi vọng với những thông tin trên đây của Nha khoa Việt Smile sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về bệnh viêm lợi cũng như tầm quan trọng của công tác điều trị kịp thời và phòng ngừa bệnh nướu răng.

Điều trị viêm lợi trùm răng khôn như thế nào? Bác sĩ giải đáp

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận của bạn

Zalo
Gọi ngay
Đăng ký lịch hẹn

Để lại lời nhắn

    Vui lòng để lại thông tin để Trợ lý Bác sĩ trực tiếp tư vấn cho bạn.

    Họ tên

    Số điện thoại

    Ghi chú