Sưng lợi răng hàm (sưng nướu răng hàm) là do việc vệ sinh không đúng cách, các mảng bám cao răng ngày càng nhiều, vi khuẩn ngày càng phát triển mạnh gây lợi bị sưng đỏ, đau nhức, khó chịu. Vậy sưng lợi răng hàm do đâu và chữa như thế nào? Trong bài viết dưới đây nha khoa VIET SMILE sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ những kiến thức về sưng lợi răng hàm.
Sưng lợi răng hàm dưới là dấu hiệu của bệnh gì?
Viêm lợi, viêm nha chu
Viêm lợi là nguyên nhân chính gây ra sưng lợi răng hàm. Khi các mảng bám trên răng quá nhiều sẽ làm cho vi khuẩn phát triển mạnh, tiết ra những độc tố làm cho nướu bị sưng viêm. Viêm lợi răng nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm lợi có mủ và nặng hơn là viêm nha chu. Khi bị viêm nha chu vi khuẩn sẽ phá hủy nướu, dây chằng và xương ổ răng làm cho răng bị lung lay thậm chí là mất răng. Từ đó gây ra những cơn đau nhức dai dẳng làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người.
Sâu răng hàm
Sâu răng hàm là do các mảnh vụn thức răng bám nhiều trên răng, vi khuẩn sẽ hình thành giúp phân hủy những phần thức ăn đó. Lâu ngày những vi khuẩn đó sẽ tấn công mạnh làm phá hủy nướu và men răng bảo vệ răng gây sưng lợi răng hàm. Nếu không được điều trị kịp thời vi khuẩn sẽ ăn sâu vào tủy làm chết tủy gây đau nhức, khó chịu, hậu quả nặng nhất là mất răng.
Áp xe răng
Áp xe răng là do biến chứng của bệnh sâu răng và các bệnh lý răng miệng khác. Khi bị áp xe răng, nướu sẽ xuất hiện các túi mủ, bên trong chứa đầy mủ và vi khuẩn. Vi khuẩn đó ngày càng tấn công mạnh vào các mô nướu xung quanh từ đó làm cho lợi bị sưng phồng, khi chạm vào hoặc ăn uống hiện tượng đau nhức dữ dội.
Bệnh nhiễm trùng nướu
Nhiễm trùng nướu là do nấm và virus gây nên. Khi nấm và virus phát triển mạnh sẽ gây ra một số bệnh như:
Bệnh Herpes: Bệnh này có thể gây viêm loét ở miệng và nướu từ đó dẫn đến lợi bị sưng phồng gây đau nhức, khó chịu.
Bệnh nấm miệng: Khi miệng không được vệ sinh sạch làm cho nấm men trong miệng ngày càng phát triển mạnh gây nên bệnh nấm miệng và ảnh hưởng lớn đến nướu.
Nguyên nhân gây sưng lợi hàm trên
Sưng lợi răng hàm bị nhiễm khuẩn
Nướu bị nhiễm khuẩn là do thức ăn thừa không được loại bỏ hoàn toàn, lâu ngày sẽ hình thành cao răng và bám chặt vào cổ xăng. Cao răng có chứa hàm lượng vi khuẩn cực lớn và ngày càng tấn công mạnh làm ăn mòn cổ răng, từ đó xuất hiện những khe hở giữa nướu và răng. Từ những khe hở đó vi khuẩn sẽ chui lọt vào bên trong gây bệnh cho nướu, dẫn đến nhiễm trùng nướu và khiến lợi bị sưng.
Do vệ sinh răng miệng sai cách
Vệ sinh răng miệng sai cách làm cho lợi bị chấn thương, dẫn đến sưng lợi răng hàm mà nguyên nhân chính đó là do sử dụng bàn chải đánh răng có đầu lông quá cứng, kết hợp với dùng lực quá mạnh sẽ làm cho lợi bị chảy máu dẫn đến sưng lợi.
Ngoài ra, việc sử dụng chỉ nha khoa hay tăm răng để lấy đi những thức ăn thừa dính trong các kẽ răng, đồng thời cũng loại bỏ được môi trường sống của vi khuẩn. Nhưng nếu việc sử dụng chỉ nha khoa với lực quá mạnh sẽ làm cho chảy máu lợi, xuất hiện những vết thương hở, vi khuẩn sẽ thâm nhập vào trong nướu gây bệnh làm cho lợi bị sưng phồng. Hơn nữa còn gây ra các bệnh lý khác như viêm lợi, viêm nha chu,…
Thay đổi nội tiết tố
Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ thường xảy ra ở tuổi dậy thì, trước và trong khi mang bầu, sau khi sinh con và giai đoạn tiền mãn kinh. Thay đổi nội tiết tố nữ là khi hormone estrogen và progesterone có quá nhiều hoặc quá ít, dẫn đến tình trạng mất cân bằng hormone trong cơ thể. Những hormone này có tác động trực tiếp đến răng miệng và đó cũng là nguyên nhân gây sưng lợi răng hàm.
Ăn uống không hợp lý
Khi ăn uống không hợp lý như ăn những đồ cay, nóng, đồ có gas, rượu, bia,… Lợi là mô mềm nên rất dễ bị tổn thương, khi ăn những đồ ăn đó sẽ kích kích mạnh gây sưng lợi răng hàm.
Bên cạnh đó, ăn những đồ ăn cứng cũng sẽ làm cho lợi bị sưng. Khi ăn những đồ ăn cứng răng hàm phải sử dụng lực rất nhiều mới có thể nghiền nát những đồ ăn đó, từ đó sẽ tác động mạnh đến nướu dẫn đến sưng lợi răng hàm.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác cũng gây nên sưng lợi răng hàm như: hút thuốc lá quá nhiều, do di truyền, tác dụng phụ của thuốc, bị chấn thương,…
Sưng lợi trong cùng do mọc răng khôn
Răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng, khi các răng đã được mọc ổn định, xương răng đã phát triển hoàn toàn, lợi mọc dày và cứng lại nên khi răng khôn mọc thường không có đủ vị trí. Vậy nên khi răng khôn mọc lên phần lợi đó sẽ bị tách ra và đẩy lợi gây sưng lợi răng hàm. Bệnh lý này còn được biết tới cái tên viêm lợi trùm răng khôn.
Ngoài ra, cũng chính bởi vị trí mọc răng khôn dẫn đến răng thường bị mọc ngầm và mọc lệch. Khi răng bị mọc lệch và mọc ngầm sẽ sẽ đâm vào các mô nướu xung quanh và các răng bên cạnh dẫn đến lợi bị sưng phồng, kèm theo đau lợi, nhức lợi dai dẳng. Tình trạng này có thể tái lại khi mỗi lần răng khôn phát triển.
Tác hại của răng không mọc lệch
Sưng lợi trên có nguy hiểm không?
Sưng lợi trên nếu ở tình trạng nhẹ do việc vệ sinh răng miệng kém, chế độ ăn uống không hợp lý hay do việc chải răng không đúng cách thì không quá nguy hiểm. Với tình trạng này bạn chỉ cần thay đổi thói quen cách vệ sinh răng miệng, thói quen ăn uống hằng ngày sao cho khoa học và đến nha khoa để lấy cao răng định kỳ thì tình trạng đó sẽ chấm dứt sau một thời gian ngắn.
Nhưng nếu tình trạng sưng lợi bị nhiễm vi khuẩn hay do một số bệnh lý răng miệng thì sưng lợi không thể tự khỏi được, thậm chí bệnh sưng lợi còn có chiều hướng nặng hơn. Việc phát triển bệnh nặng hơn sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, sức khỏe bị suy giảm, sức đề kháng bị suy giảm không có khả năng chống lại sự tấn công của các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và ký sinh trùng.
Ngoài ra sưng lợi còn làm ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và việc vệ sinh răng miệng hằng ngày. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn hình thành và phát triển làm ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong khoang miệng.
Vậy nên, nếu bị sưng lợi bạn không nên lơ là mà hãy quan tâm nhiều hơn để tìm ra những cách xử lý kịp thời giúp cho tình trạng sưng lợi nhanh chóng lành trở lại.
Sưng lợi uống thuốc gì?
Chắc hẳn trước khi sử dụng thuốc bác sĩ cũng đã khuyến cáo thuốc giống như con dao 2 lưỡi, vừa có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, vừa có tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy nên, nếu sử dụng đúng cách tình trạng bệnh sẽ được cải thiện. Ngược lại, nếu sử dụng không đủ liều hay quá liền chúng sẽ gây nên các căn bệnh nguy hiểm khác. Chính bởi vậy, khi sử dụng bạn nên thực hiện theo đúng sự chỉ định của bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Dưới đây là một số loại thuốc bạn có thể tham khảo để chữa sưng lợi răng hàm:
Thuốc Ciprofloxacin chữa sưng lợi răng hàm
Thuốc kháng sinh là loại thuốc có hoạt chất chính là Ciprofloxacin, thuộc phân nhóm kháng sinh quinolon.
Tác dụng của thuốc:
- Thuốc Ciprofloxacin có tác dụng làm ức chế và hạn chế sự sinh sôi nảy nở của vi khuẩn enzyme DNA-gyrase. Vậy nên thuốc được dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn mô mềm do vi khuẩn gây ra.
- Thuốc không có tác dụng điều trị các bệnh do virus gây nên.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Ciprofloxacin
- Với người lớn: sử dụng từ: 500 – 750 mg/ lần, uống 2 lần/ngày và sử dụng trong 7 ngày – 14 ngày tùy theo mức độ bệnh.
- Uống thuốc sau khi ăn khoảng 2 giờ để thuốc phát huy tác dụng hơn.
Tác dụng phụ: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, tim đập nhanh, đau dạ dày,…
Lưu ý:
- Thuốc có tác dụng gây buồn ngủ nên thận trọng khi lái xe.
- Nếu có bất cứ biểu hiện khác thường bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Không sử dụng thuốc đối với phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
- Không nên dùng cho trẻ dưới 18 tuổi, nhưng khi cần thiết thì có thể sử dụng liều từ: 7,5 – 15 mg/kg/ngày, chia 2 – 3 lần, điều trị trong 1 – 2 tuần tùy vào mức độ bệnh. Tuy nhiên vẫn phải đến gặp bác sĩ trước khi cho bé uống.
Thuốc uống chữa sưng lợi răng hàm – Cefixim
Thuốc Cefixim là một loại thuốc được dùng phổ biến hiện nay với công dụng giúp điều trị nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm gây nên.
Thuốc được bào vế với nhiều dạng khác nhau phù hợp với mọi đối tượng: dạng bột pha hỗn dịch uống (1,5g tương ứng với 1 gói), dạng viên nén bao phim (200g tương ứng với 1 viên).
Liều dùng:
- Người lớn sử dụng: 1-2 viên/ngày dùng 1 lần/ ngày hoặc chia làm 2 lần/ngày hay tương ứng với 200 – 400mg/ngày
- Trẻ em >12 tuổi hoặc >50kg dùng liều như người lớn.
- Trẻ em >6 tháng và <45kg dùng 8mg/kg/ngày chia làm 1 – 2 lần, mỗi lần cách nhau 12 giờ.
Tác dụng phụ: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, mẩn ngứa,…
Lưu ý:
- Không dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.
- Chống chỉ định với phụ nữ có thai và cho con bú.
- Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với penicillin và các cephalosporin.
- Cần thận trọng khi dùng Cefixim ở người có tiền sử bị bệnh đường tiêu hóa, viêm đại tràng, người suy thận.
Thuốc Doxycycline chữa sưng lợi răng hàm
Thuốc Doxycycline thuốc nhóm tetracyclin giúp điều trị tình trạng nhiễm khuẩn do vi khuẩn gây ra ngăn ngừa sự tăng trưởng, phát triển của vi khuẩn.
Thuốc không tác dụng đối với những bệnh nhiễm virus thông như cảm lạnh thông thường, cúm.
Hướng dẫn sử dụng:
Đối với người lớn:
- Những ngày đầu tiên uống: 200mg/liều/ngày, chia làm 2 lần uống mỗi lần 100mg, cách nhau 12 giờ/lần hoặc chia làm 4 lần uống mỗi lần 50mg, cách nhau 6 giờ/lần. Những ngày sau giảm xuống 100mg/liều/ngày.
- Nếu ở tình trạng nhiễm nặng uống: Dùng 200mg/liều/ngày, chia làm 2 lần uống mỗi lần 100 mg, mỗi lần uống cách nhau 12 giờ. Và duy trì liều uống này trong suốt thời gian điều trị.
Trẻ em trên 8 tuổi, nặng dưới 45kg:
- Dùng 2mg/kg/ngày chia làm 1 – 2 liều/ngày không quá 200 mg/ngày. Những ngày sau giảm xuống 1mg/kg/ngày chia làm 1 – 2 liều/ngày
- Nếu ở tình trạng nhiễm trùng nặng: Dùng 2mg/kg/ngày, chia làm 1 – 2 liều/ngày không quá 200 mg/ngày. Duy trì cách này trong suốt thời gian điều trị.
Tác dụng phụ: nhức đầu, tiêu chảy, buồn nôn, khó tiêu, đau khớp, đau răng, chảy mủ lợi,…
Lưu ý:
- Thuốc mẫn cảm với các Tetracycline, thuốc gây tê “loại caine” (lidocaine, procaine) hoặc các thành phần khác của thuốc
- Không dùng cho trẻ em dưới 8 tuổi.
- Không dùng cho bệnh nhân suy gan nặng.
Thuốc giảm đau Paracetamol
Thuốc có tác dụng giảm đau nhanh chóng giúp mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người bệnh.
Thuốc có nhiều dạng khác nhau như dạng uống: viên nén; viên sủi; siro; bột pha; dạng đút hậu môn.
Liều lượng dùng:
- Với người lớn: 1–2 viên/lần uống cách nhau 4-6 tiếng. Mỗi ngày không dùng quá 6 viên.
- Với trẻ nhỏ sử dụng 10-15 mg/kg/ liều cách 4 – 6 tiếng 1 lần khi cần thiết. Mỗi ngày không quá 5 liều
- Không dùng thuốc cho trẻ dưới 2 tuổi.
Tác dụng phụ: Khi sử dụng Paracetamol có thể gây một số phản ứng dị ứng nghiêm trọng, biểu hiện: phát ban, nổi mẩn da, sưng mặt, sưng môi, sưng lưỡi, sưng họng, khó thở.
Trên đây là một số loại thuốc được dùng để chữa sưng lợi răng hàm. Tuy nhiên, tất cả những loại thuốc đó chỉ có tác dụng ức chế sự nhân lên của vi khuẩn và thuyên giảm tình trạng sưng lợi răng hàm ở trường hợp nhẹ, chứ không điều trị triệt để được đối với những trường hợp nặng như viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng, áp xe răng, mọc răng khôn,…
Với những trường hợp nặng, bạn nên đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám, tư vấn và đưa ra những phương án điều trị kịp thời giúp cho bệnh chấm dứt nhanh chóng, không để lại ảnh hưởng xấu đến răng miệng. Những phương án được bác sĩ nha khoa áp dụng như: cắt lợi trùm răng khôn, nhổ đi chiếc răng khôn mọc lệch, mọc ngầm gây ảnh hưởng đến lợi, chữa sâu răng,… .
Để quá trình điều trị được an toàn và hiệu quả, bạn nên lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để chữa sưng lợi răng hàm tốt nhất. Hiện nay, nha khoa VIET SMILE với đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, công nghệ máy móc hiện đại đã điều trị được nhiều ca khách hàng bị sưng lợi răng hàm và đã nhận được nhiều phản hồi tích cực.
Với những chia sẻ trên của nha khoa VIET SMILE, hy vọng bạn sẽ có những lựa chọn tốt nhất cho mình. Nếu bạn cần hỗ trợ thông tin gì thì có thể nối máy với các bác sĩ của VIET SMILE theo Hotline 1900 3331 để được tư vấn thêm nhé!
Cách chữa viêm lợi hiệu quả