Ê buốt chân răng do đâu? Cách điều trị ê buốt chân răng

Ê buốt chân răng không phải là tình trạng hiếm gặp, hầu như ở người trường thành nào cũng gặp ít nhất 1 lần. Tình trạng này thường xảy ra đau nhức, ê buốt trong quá trình ăn uống hoặc thậm chí là khi không làm gì cả. Vậy nguyên nhân do đâu và phải làm gì khi bị ê buốt chân răng. Bài viết dưới đây nha khoa VIET SMILE sẽ giúp bạn tìm hiểu những kiến thức đó.

Ê buốt chân răng do đâu? Cách điều trị ê buốt chân răng
Ê buốt chân răng do đâu? Cách điều trị ê buốt chân răng

6 nguyên nhân gây ra bệnh ê buốt chân răng

Những bệnh lý răng miệng

Những bệnh lý răng miệng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng ê buốt chân răng.

Bệnh viêm nướu, viêm nha chu: Đây là một trong những bệnh lý răng miệng thường gặp do vi khuẩn hình thành và phát triển mạnh khiến mô nướu bị viêm nhiễm, từ đó sẽ gây ra ê buốt chân răng kéo dài, thậm chí là mất răng vĩnh viễn.

Bệnh sâu răng, viêm tủy răng: Bệnh lý này hình thành là do vi khuẩn tấn công làm phá vỡ cấu trúc răng gây nên những tổn thương trên bề mặt răng. Biểu hiện đầu tiên là trên răng xuất hiện những lỗ nhỏ li ti khiến người bệnh cảm thấy đau nhức, khó chịu và bị ê buốt chân răng. Nếu không được điều trị kịp thời vi khuẩn sẽ từ những lỗ sâu răng đó xâm nhập xuống tủy răng khiến vùng tủy và các mô quanh chân răng bị viêm nhiễm, nặng hơn là chết tủy, nguy cơ mất răng cao.

Bệnh áp xe răng: Áp xe răng là một dạng của nhiễm trùng nguy hiểm. Khi bị áp xe răng sẽ xuất hiện các túi mủ xung quanh chân răng gây ê buốt chân răng, đau nhức dữ dội và có dấu hiệu tụ mủ hoặc chảy mủ khi chạm vào, gây ra mùi hôi khó chịu và có thể làm ảnh hưởng đến tính mạng của con người.

Bệnh áp xe răng
Bệnh áp xe răng

Bệnh tụt nướu: Tụt nướu là hiện tượng nướu tụt hẳn về phía chân răng làm lộ chân răng và ngà răng. Khi đó chân răng và ngà răng sẽ tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài, axit trong nước bọt và thức ăn. Từ đó chân răng và men răng sẽ bị mài mòn gây ra những kích ứng đến hệ thống dây thần kinh bên trong răng khiến chân răng bị ê buốt.

Chấn thương răng

Chấn thương răng có thể là do tai nạn hoặc ăn những đồ ăn quá cứng khiến răng bị sứt mẻ, bị gãy hay tác động mạnh đến các dây thần kinh bên trong răng gây ra tình trạng ê buốt chân răng.

Do tẩy trắng răng

Ê buốt chân răng nhẹ sau tẩy trắng răng là điều hoàn toàn bình thường, không gây hại gì đến men răng và không ảnh hưởng đến cấu trúc răng.

Tuy nhiên với những trường hợp tự sử dụng thuốc tẩy trắng răng tại nhà hay không thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.Hoặc khách hàng lựa chọn tẩy trắng răng tại cơ sở nha khoa không tuy tín, thuốc tẩy trắng không rõ nguồn gốc, không dùng đúng liều lượng thì sẽ rất khó để đảm bảo an toàn, dễ làm hỏng chân răng, khiến răng của bạn gặp tình trạng đau nhức, ê buốt chân răng kéo dài. Để những tình trạng trên không xảy ra bạn nên chọn những nha khoa uy tín, chất lượng.

Do tẩy trắng răng
Do tẩy trắng răng

Nghiến răng

Nghiến răng là khi răng 2 hàm siết chặt vào nhau từ đó khiến cho lớp men răng bị mài mòn, lộ ngà răng lâu ngày tủy răng ngày càng suy yếu. Cùng với đó là thói quen ăn uống không hợp lý thúc đẩy quá trình mài mòn men răng diễn ra nhanh hơn. Điều này khiến bạn phải đối mặt với tình trạng đau nhức, ê buốt chân răng và tổng thể răng kéo dài. Điều đáng lo nhất là nghiến răng thường xảy ra một cách vô thức khi bạn ngủ nên khó kiểm soát được tình trạng này.

Đánh răng sai cách

Đánh răng sai cách cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến ê buốt chân răng. Khi đánh răng bạn sử dụng lực quá mạnh và lông bàn chải quá cứng lâu ngày sẽ làm mài mòn men răng. Từ đó làm mất đi lớp bảo vệ răng bên ngoài, vi khuẩn dễ tấn công vào trong răng, gây hại đến tủy răng khiến chân răng bị ê buốt.

Những thói quen xấu

Những thói quen xấu như hút thuốc lá, sử dụng bia, rượu thường xuyên, ăn đồ ngọt vào ban đêm. Chính những thói quen xấu này tạo cơ hội cho vi khuẩn hình thành, phát triển mạnh làm ảnh hưởng đến răng, từ đó gây ra ê buốt chân răng.

Ê buốt chân răng uống thuốc gì?

Theo các chuyên gian và bác sĩ nha khoa thì thực tế không có loại thuốc đặc trị ê buốt chân răng theo dạng uống trực tiếp mà chỉ có thể sử dụng dạng gel để chống ê buốt chân răng tạm thời. Tuy nhiên thuốc bôi dạng gel có thể gây ra những kích ứng ở một số người. Do đó để đảm bảo an toàn bạn nên đến gặp bác sĩ và xin ý kiến trước khi sử dụng.

Ê buốt chân răng uống thuốc gì?
Ê buốt chân răng uống thuốc gì?

Gel ngừa ê buốt chân răng SensiKin

SensiKin Gel có chứa thành Potassium Nitrate cao, bên cạnh đó do được bào chế dưới dạng gel bôi tại chỗ nên có khả năng bám dính tốt trên răng, tan nhanh. Nên chúng có tác dụng điều trị các trường hợp ê buốt chân răng và những trường hợp ê buốt chân răng cấp tính, ê buốt sau phẫu thuật nha chu, ê buốt trong nhạy cảm ngà, ê buốt sau trám răng mài răng phục hình,…

Cách Dùng

  • Lấy một lượng gel ra ngón tay đã vệ sinh sạch. Bôi trực tiếp lên vùng nướu chân răng bị ê buốt. Sau đó massage nhẹ nhàng khoảng 1 phút. Để đạt hiệu hiệu quả giảm ê buốt nhanh, có thể làm lại lần thứ 2 với lượng gel ít hơn.
  • Bôi Sensikin gel 4 – 5 lần/ngày, cách 4h/1 lần. Tốt nhất bôi trước khi đi ngủ, không súc miệng lại, ăn uống sau khi bôi gel khoảng 30 phút. Sử dụng cho ê buốt cấp tính trong vòng 7 ngày.

Lưu ý: Gel bôi chỉ phù hợp với trẻ em trên 12 tuổi và người lớn.

Thuốc bôi Vecni Fluor giảm ê buốt chân răng

Vecni fluor là thuốc trị ê buốt răng và ngừa sâu răng dạng gel bôi. Thành phần lành tính gồm Nà 5% và Calcium phosphate (TCP) nên không ảnh hưởng đến sức khỏe nên có thể sử dụng cho cả trẻ nhỏ. Tuy nhiên trước khi sử dụng cần có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Thuốc bôi vecni fluor giảm ê buốt chân răng
Thuốc bôi Vecni Fluor giảm ê buốt chân răng

Cách dùng

  • Trước khi bôi loại thuốc này, người bệnh cần phải vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ vùng nướu và để khô.
  • Lấy một lượng vừa đủ lên cọ quét chuyên dụng đã được chuẩn bị sẵn để bôi trực tiếp lên răng, để khô 2 phút và không ăn uống sau 4 tiếng tiếp theo. Thời điểm bôi thuốc tốt nhất là buổi đếm trước khi đi ngủ
  • Liệu trình dùng thuốc thường kéo dài tối thiểu 6 tháng và được khuyên dùng lại sau 3 – 4 tháng.

Ngoài ra bạn có thể sử dụng một số loại thuốc bôi khác hoặc thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ để giúp giảm đau tạm thời và có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn.

Tuy nhất những loại thuốc này chỉ có tác dụng giảm ê buốt chân răng tạm thời ở tình trạng ê buốt nhẹ chứ không có khả năng chấm dứt hoàn toàn với trường hợp ê buốt chân răng do một số bệnh lý răng miệng nặng. Do đó bạn nên đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám, tư vấn và đưa ra những phương pháp xử lý tốt nhất.

Bị ê buốt chân răng phải làm sao?

Ê buốt chân răng là tình trạng không hiếm gặp ở người Việt Nam. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết phải làm sao để tình trạng ê buốt chân răng được chấm dứt nhanh chóng. Khi bạn bị ê buốt chân răng nhưng chưa có thời gian đến nha khoa thì bạn có thể tham khảo một số mẹo dân gian để giúp giảm tình trạng ê buốt chân răng như:

Bị ê buốt chân răng phải làm sao
Bị ê buốt chân răng phải làm sao

Giảm ê buốt chân răng bằng súc miệng nước muối

Nước muối có tác dụng dụng kháng khuẩn, kháng viêm, làm sạch răng răng miệng rất hiệu quả. Bạn chỉ cần sử dụng nước muối sinh lý hoặc pha nước muối loãng súc miệng 2 – 3 lần/ngày, tình trạng ê buốt răng sẽ nhanh chóng được thuyên giảm.

Dùng lá ổi

Lá ổi có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, từ đó giúp giảm tình trạng ê buốt chân răng an toàn, hiệu quả. Khi xuất hiện tình trạng ê buốt bạn chỉ cần lấy một vài lá ổi không quá già, không quá non, sau đó cho vào miệng nhai trực tiếp. Hoặc bạn có thể lấy lá ổi đun với nước và muối khoáng, sau đó dùng tinh chất lá ổi súc miệng 3 – 4 lần/ ngày để giảm ê buốt chân răng.

Dùng tỏi sống giảm ê buốt chân răng

Dùng tỏi sống giảm ê buốt chân răng
Dùng tỏi sống giảm ê buốt chân răng

Tỏi không chỉ là món gia vị hằng ngày trong những bữa cơm gia đình mà còn là bài thuốc giúp khắc phục các bệnh lý răng miệng. Bởi tỏi được coi là khắc tinh của các loại vi khuẩn, giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn giúp giảm ê buốt chân răng hiệu quả. Với cách này bạn chỉ cần giã nát 1 nhánh tỏi với một chút muối, sau đó vắt lấy nước hoặc đắp trực tiếp lên phần răng bị ê buốt khoảng 10 phút. Cuối cùng là súc miệng lại bằng nước thật sạch.

Sử dụng trà xanh

Trà xanh có chứa chất chống oxy hóa tốt, có khả năng kháng viêm và kháng khuẩn. Đặc biệt bên trong lá trà còn chứa hàm lượng allicin và fluor nên có khả năng giúp giảm ê buốt chân răng hiệu quả. Để giảm ê buốt bạn chỉ cần lấy một nắm lá trà đem rửa sạch, sau đó đem đun trà xanh với một chút muối và nước, sau khi thu được tinh chất lá trà xanh thì đem đi súc miệng 2 – 3 lần/ ngày, mỗi lần khoảng 1 – 2 phút.

Tuy nhiên đây là một số mẹo dân gian chỉ có tác dụng với tình trạng ê buốt nhẹ và tạm thời đối với tình trạng nặng chứ không có khả năng chấm dứt hoàn toàn ê buốt chân răng do một số nguyên nhân bệnh lý răng miệng gây ra. Vậy nên, bạn cần đến nha khoa sớm để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán tình trạng ê buốt chân răng của mình là nguyên nhân do đâu, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị phù hợp để tình trạng ê buốt chân răng mất đi và không bị tái lại nhiều lần.

Đối với trường hợp ê buốt chân răng mà không thể thực hiện được bằng những cách chữa dân gian bác sĩ sẽ thực hiện theo những cách sau:

Điều trị các bệnh nướu răng

Các bệnh nướu răng như tụt lợi, viêm lợi, viêm nha chu, áp xe răng. Những bệnh lý này thường bắt nguồn từ tác nhân chính là cao răng. Vậy nên để điều trị những bệnh lý này bác sĩ sẽ tiến hành cạo cao răng để loại bỏ những vi khuẩn gây hại cho nướu và răng. Sau đó bác sĩ mới thực hiện các bước điều trị với những trường hợp nướu bị viêm nhiễm nặng.

Điều trị tủy răng

Điều trị tủy răng
Điều trị tủy răng

Với những trường hợp răng bị sâu nặng, viêm tủy cấp tính, răng gãy, vỡ, nứt gây tổn thương tủy, thậm chí chết tủy, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tủy để giúp bảo tồn răng của bạn. Để điều trị tủy bác sĩ sẽ thực hiện các thủ thuật nha khoa để lấy đi những phần tủy đã bị bệnh, bị chết.

Sau khi những phần tủy đó đã được lấy đi, bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch và tạo dáng cho phần khoảng trống bên trong răng. Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành trám bằng những vật liệu chuyên dụng để nhằm bít kín ống tủy giúp chữa trị răng bị tổn thương tủy và tình trạng ê buốt răng sẽ biến mất.

Trám cổ răng

Thông thường với những trường hợp hở cổ chân răng, men răng bị mất, lớp ngà răng bị lộ ra, tiếp xúc trực tiếp với môi trường nước bọt, axit có trong thức ăn khiến chân răng bị ê buốt. Để giúp tái tạo lại phần men răng bị mài mòn và cổ chân răng bị khiếm khuyết bác sĩ sẽ thực hiện trám cổ răng. Từ đó giúp răng chắc khỏe, tình trạng đau nhức, ê buốt chân răng không còn.

Nhổ răng

Trong trường hợp ê buốt chân răng đến từ các bệnh lý răng miệng ở giai đoạn nặng. Nếu không thể thực hiện điều trị để bảo tồn được răng thì nhổ răng là chỉ định cuối cùng bác sĩ đưa ra.

Qua đó cho thấy tình trạng ê buốt chân răng tưởng chừng đó là điều bình thường nhưng qua tìm hiểu mới thấy được ê buốt chân răng chính là một trong những dấu hiệu cho thấy răng miệng đang gặp nguy hiểm. Do đó, bạn cần phải đặc biệt quan tâm đến chúng và lựa chọn nha khoa uy tín để có cách điều trị hiệu quả và phương pháp điều trị phù hợp để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Nếu cần tư vấn về sức khỏe răng miệng bạn vui lòng liên hệ Hotline 1900 3331 của nha khoa VIET SMILE để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!

Phân tích của bác sĩ về răng bị ê buốt

Đánh giá bài viết
Bình luận của bạn

Zalo
Gọi ngay
Đăng ký lịch hẹn

Để lại lời nhắn

    Vui lòng để lại thông tin để Trợ lý Bác sĩ trực tiếp tư vấn cho bạn.

    Họ tên

    Số điện thoại

    Ghi chú