Viêm chân răng xuất hiện mủ răng là một bênh lý khá hiếm gặp và tất nhiên mức độ nguy hiểm của nó là rất lớn cho người bị bệnh. Những người bị căn bệnh này xé xuất hiện ổ mủ tại chân răng, luôn cảm thấy đau nhức và khi không được điều trị kịp thời sẽ gây ra tiêu ổ xương răng dẫn đến mất răng cực kỳ cao. Vậy điều trị căn bệnh này như nào và có nên nặn mủ chân răng hay là không? Cùng tìm hiểu trong bài viết ngay dưới đây của cuoiholoi.vn nhé.
Bệnh mủ chân răng là gì?
Về cấu tạo của một chiếc răng bao gồm những thành phần sau:
- Lớp ngoài cùng nhìn thấy được gọi là men răng.
- Lớp bên tiếp theo bên dưới men răng chính là ngà răng.
- Cuối cùng là không gian trống ở trung tâm răng chứa cấu trúc mềm bao gồm mạch máu, thần kinh và mô liên kết, được gọi là tủy răng.
Chân răng là phần không thể nhìn thấy trong miệng, vì nó nằm trong một khu vực xương được gọi là xương ổ răng. Phần bên ngoài của xương ổ răng được bao phủ bởi lợi, còn được gọi là nướu răng.
Viêm chân răng có mủ là tình trạng khi vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng trong tủy răng hoặc lợi. Tạo thành một ổ mủ ở khu vực cuống răng, xung quanh chân răng hoặc trong khu vực lợi.
Nếu không được chăm sóc kịp thời, việc viêm nhiễm chân răng với mủ có thể gây ra tác động nghiêm trọng đến sức khỏe nướu răng và răng. Đồng thời có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Nguyên nhân gây nướu răng có mủ
Viêm nướu răng có mủ bệnh nha khoa khá là nghiêm trọng và bất cứ ai cũng có thể mắc phải. Những nguyên nhân chính tạo nên căn bệnh này bao gồm:
- Vệ sinh răng miệng sai cách: Sử dụng bàn chải quá cứng khi đánh răng có thể dẫn đến viêm nướu răng. Cần lưu ý không thực hiện động tác đánh răng nhanh và mạnh để tránh gây tổn thương cho nướu răng.
- Phụ nữ mang thai: Trong thời kỳ mang thai, sự tăng cao của nội tiết tố có thể làm tăng lưu thông máu đến nướu, làm cho nướu răng trở nên nhạy cảm và dễ bị viêm nướu.
- Các bệnh lý răng miệng: Các bệnh lý như viêm nha chu, viêm tủy và nếu không được chăm sóc kịp thời. Có thể diễn biến nặng nề và gây ra viêm nướu răng, tạo điều kiện cho sự tích tụ của mủ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
- Mọc răng khôn: Răng khôn mọc ngầm hoặc mọc lệch có thể tạo ra áp lực và tổn thương cho nướu răng, gây sưng và có mủ.
- Chế độ ăn uống: Việc thường xuyên tiêu thụ thực phẩm cay nóng, đồ uống có gas có thể gây mòn men răng làm yếu răng và làm tăng nguy cơ viêm nướu răng.
>>> Xem thêm: Lợi trùm răng cửa là bệnh gì?
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm nướu có mủ ở chân răng
Dấu hiệu tiêu biểu của viêm nướu răng có mủ thường bao gồm sự đau nhức tại chân răng, mà theo thời gian trở nên ngày càng nghiêm trọng. Tạo ra khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, những biểu hiện khác có thể xuất hiện như sau:
- Sưng và đỏ của má: Sự tích tụ máu tại vùng chân răng tác động đến khu vực má, làm má trở nên sưng và đỏ, khi chạm vào có thể gây cảm giác đau.
- Vị đắng trong miệng: Khi các khối mủ bị vỡ, chúng tạo ra vị đắng không dễ chịu trong miệng.
- Đau ở hàm, tai và cổ: Cơn đau có thể lan rộng từ chân răng lên đến khu vực hàm, tai và cổ. Với mức độ đau từ nhẹ đến nặng.
- Mùi hôi miệng: Các khối mô nướu bị tổn thương hoặc túi mủ có thể gây ra mùi hôi khó chịu trong miệng.
- Tăng đau khi nằm: Trong tư thế nằm, dây thần kinh mô tuỷ bị chèn ép làm tăng cường cảm giác đau.
- Nhạy cảm với thức ăn: Viêm nướu có mủ khiến cho răng trở nên nhạy cảm hơn với thức uống nóng, lạnh hoặc có vị cay do tác động lên các dây thần kinh ở răng.
- Giảm chức năng nhai: Sự đau rát từ viêm nhiễm có thể làm cho bệnh nhân khó khăn trong việc nhai và nuốt thức ăn một cách bình thường. Trong một số trường hợp có thể dẫn đến cứng khớp hàm.
Có nên nặn mủ chân răng tại nhà không?
Như đã đề cập thông tin ở phía trên thì việc phát sinh viêm nướu răng có mủ thường xuất phát từ tình trạng viêm nha chu hoặc viêm tủy. Đồng thời có thể gây tổn thương tủy ở bên trong răng tăng cảm giác đau nhức. Nếu không được chữa trị một cách đầy đủ, ổ mủ có thể tái phát nhiều lần và không thể tự giải quyết tại nhà một cách triệt để được.
Liên quan đến câu hỏi về việc tự nặn mủ chân răng tại nhà, các chuyên gia khuyến cáo rằng bạn tuyệt đối không nên thực hiện hành động này. Việc tự nặn mủ có thể dẫn đến chảy máu, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào máu và lan rộng đến các cơ quan và bộ phận khác trong cơ thể tạo ra hiện tượng nhiễm khuẩn huyết.
Ngoài ra, tự nặn mủ chân răng còn có thể dẫn đến những biến chứng khác như viêm mô tế bào, bệnh Ludwig’s angina có thể gây tắc nghẽn đường thở tiềm ẩn nguy cơ đe dọa tính mạng.
>>> Xem thêm: Điều trị bệnh viêm lợi có mủ trắng
Cách chữa trị viêm chân răng có mủ
Để chữa trị một cách triệt để viêm nướu răng có mủ, việc quan trọng là tìm kiếm sự hỗ trợ từ bác sĩ càng sớm càng tốt. Dựa trên chuyên môn, kinh nghiệm và các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ sẽ thực hiện việc chẩn đoán nguyên nhân và đề xuất phương án điều trị phù hợp.
Quá trình điều trị của bệnh lý này thường dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau:
- Sử dụng thuốc kháng sinh: Nhằm cô lập và đối phó với ổ viêm, việc sử dụng thuốc kháng sinh thường được áp dụng.
- Giảm đau và triệu chứng sưng tấy: Điều này có thể được đạt được thông qua việc sử dụng các loại thuốc giảm đau và chống viêm, giúp giảm đau và sưng.
- Loại bỏ ổ viêm: Bác sĩ có thể áp dụng một số thủ thuật như lấy dị vật ở nướu, chích rạch ổ mủ làm sạch khoang miệng để giảm viêm quanh răng. Cũng như cắt cuống răng khi cần thiết để loại bỏ vùng nhiễm trùng.
- Những biện pháp khác: Trong trường hợp viêm nhiễm nặng không thể phục hồi, có thể cần nhổ răng. Đồng thời việc loại bỏ những yếu tố dẫn đến viêm mủ chân răng như kiểm soát nồng độ đường huyết, điều chỉnh khớp cắn. Loại bỏ các loại thuốc không phù hợp cũng được thực hiện để đảm bảo quá trình điều trị hiệu quả.
Vậy tổng kết lại cho câu hỏi là có nên nặn mủ chân răng tại nhà hay không thì chắc chắn là không nhé. Việc tự ý can thiệp vào mủ ở chân răng đã bị viêm sẽ khiến bạn phải đối mặt với rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Và cách xử lý tốt nhất là bạn cần đến ngay phòng khám nha khoa uy ín gần rất nhất để được các bác sĩ giúp đỡ. Mong rằng với những thông tin này của chúng tôi đã giúp bạn có được kiến thức bổ ích.