Lấy cao răng có đau không?

Lấy cao răng có đau không? Tại sao cần lấy cao răng? Lấy cao răng thường xuyên thì có tốt không? Cao răng hay vôi răng nếu không được làm sạch sớm về lâu dài sẽ gây ra nhiều bệnh lý răng miệng cũng như gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của VIET SMILE để hiểu rõ hơn về kỹ thuật lấy cao răng để sức khỏe răng miệng của bạn luôn tốt nhé!

Lấy cao răng có đau không?
Lấy cao răng có đau không?

Lấy cao răng là gì?

Cao răng thường bám ở xung quanh cổ răng hoặc dưới nướu răng có màu vàng, màu nâu, nâu đỏ bạn có thể quan sát thấy hay khi bác sĩ kiểm tra ở nướu. Màu sắc của cao răng càng đậm cho thấy thời gian chúng bám trên răng càng lâu.

Lấy cao răng là gì?
Lấy cao răng là gì?

Nếu bạn không loại bỏ cao răng sớm có thể gặp các bệnh lý răng miệng: viêm lợi, viêm nha chu, tụt lợi, sâu răng hay nặng hơn có thể khiến răng bị lung lay, mất răng. Không chỉ vậy, cao răng, mảng bám tích tụ lâu ngày có thể khiến men răng bị tổn thương, vi khuẩn phát triển gây hỏng răng, hơi thở có mùi khiến bạn mất tự tin, nụ cười kém thẩm mỹ, khi ăn uống bạn có thể cảm thấy khó chịu, ê buốt.

Lấy cao răng, mảng bám là kỹ thuật trong nha khoa và sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để làm sạch, loại bỏ cao răng. Lấy cao răng là kỹ thuật cơ bản không quá phức tạp nhưng vẫn yêu cầu tay nghề, chuyên môn của bác sĩ thực hiện để đảm bảo không gây ảnh hưởng, tác động xấu đến lợi/nướu, răng của bạn.

Lấy cao răng có đau không?

Lấy cao răng có đau không?
Lấy cao răng có đau không?

Lấy cao răng có đau không? Như chia sẻ ở trên lấy cao răng hay cạo vôi răng là một kỹ thuật cơ bản trong nha khoa. Tuy nhiên, lấy cao răng có đau không sẽ còn phụ thuộc vào một số yếu tố:

Tình trạng răng miệng của bạn:

Nếu trường hợp bạn đang gặp các bệnh lý răng miệng: viêm lợi, viêm nha chu, nướu sưng đỏ thì khi lấy cao răng có thể sẽ hơi khó chịu hơn so với bạn có sức khỏe răng miệng bình thường. Thêm vào đó, lợi của bạn khi này bị nhạy cảm do bệnh lý răng miệng nên có thể bị chảy máu khi có tác động nhẹ.

Mức độ cao răng, mảng bám:

Cao răng ở thân răng thì bạn có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường và màu cao răng có màu vàng, nâu không quá đậm thì việc vệ sinh, lấy cao răng sẽ nhẹ nhàng hơn. Bởi nếu cao răng nhiều, bám cả ở phần chân răng dưới nướu thì quá trình vệ sinh sẽ lâu hơn, có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu, hơi ê buốt hay chảy máu chân răng do bác sĩ cần vệ sinh phần cao răng dưới nướu.

Tay nghề bác sĩ và thiết bị lấy cao răng:

Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao, tỉ mỉ trong từng thao tác nên quá trình lấy cao răng tương đối nhẹ nhàng, không khiến bạn cảm thấy khó chịu, đau nhức. Cùng với đó là hệ thống trang thiết bị hỗ trợ bạn cần được vệ sinh, đảm bảo chất lượng, vô khuẩn do dụng cụ sẽ được sử dụng trực tiếp trong miệng của bạn.

Thông thường, sau khi lấy cao răng xong bạn có thể cảm thấy hơi ê buốt sau 1-2 ngày do cao răng đã được làm sạch nên bạn có thể an tâm. Vậy nên, dù lấy cao răng là kỹ thuật đơn giản nhưng bạn vẫn nên lựa chọn cơ sở thực hiện đảm bảo chất lượng, uy tín để được thăm khám, lấy cao răng nhẹ nhàng, tránh các ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe răng miệng của bạn.

Lấy cao răng thường xuyên có tốt không?

Lấy cao răng thường xuyên có tốt không?
Lấy cao răng thường xuyên có tốt không?

Cao răng gây ra các ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe răng miệng và lấy cao răng có thể giúp bạn loại bỏ mảng bám, tránh các bệnh lý răng miệng, giúp hơi thở thơm tho hơn. Vậy có nên lấy cao răng thường xuyên không?

Thông thường bạn nên thăm khám, chăm sóc răng miệng định kỳ 3-6 tháng/lần để bác sĩ kiểm tra, phát hiện, vệ sinh và điều trị các bệnh lý răng miệng cho bạn kịp thời nếu có. Có nghĩa là bạn không nhất thiết phải đi lấy cao răng thường xuyên nhưng cần đi khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ, tối thiểu 6 tháng/lần.

Nếu trường hợp sức khỏe răng miệng của bạn không tốt, cao răng mảng bám nhiều thì bạn có thể 3-4 tháng thăm khám định kỳ để được kiểm tra, vệ sinh răng miệng. Bạn cần lưu ý không nên lấy cao răng quá thường xuyên vì có thể làm tổn thương nướu, men răng.

Để đảm bảo sức khỏe răng miệng thì bạn nên vệ sinh răng miệng đúng cách, loại bỏ tối đa mảng bám, cặn thức ăn thừa tránh tạo cao răng, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển gây bệnh lý răng miệng. Cùng với đó, bạn nên thăm khám răng miệng định kỳ đúng lịch hẹn của bác sĩ để có thể phát hiện, điều trị bệnh lý kịp thời.

Những điều cần lưu ý khi lấy cao răng

  •  Với trẻ em dưới 10 tuổi

Khi trẻ còn quá nhỏ, răng sữa chưa rụng hết, răng vĩnh viễn đang trong giai đoạn hình thành nên việc lấy cao răng, rung lắc và sử dụng các bước sóng sẽ khiến răng mới nhú mọc lệch. Lời khuyên là trẻ em dưới 10 tuổi nên vệ sinh răng miệng bằng các dụng cụ chuyên dụng hoặc giảm cường độ rung lắc khi lấy cao răng. 

Người có bệnh lý răng miệng

Với những người có tình trạng răng sâu, viêm tủy,… việc lấy cao răng có thể gây đau nhức, chảy máu. Do răng miệng đã bj tổn thương thì không thể tránh đau nhức được, đặc biệt khi lấy cao răng.

  •  Phụ nữ có thai

Việc lấy cao răng trong thời kỳ mang bầu vẫn là hoàn toàn cần thiết. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai thì nên thực hiện lấy cao răng vào 3 tháng giữa thai kỳ (tháng thứ 4,5,6) và tránh 3 tháng đầu, 3 tháng cuối để đảm bảo an toàn tối đa cho sức khỏe mẹ và bé!

Qua bài viết này, VIET SMILE đã chia sẻ một vài thông tin về lấy cao răng cũng như giúp bạn giải đáp các thắc mắc lấy cao răng có đau không, lấy cao răng thường xuyên có tốt không. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì bạn có thể bình luận ngay dưới bài viết hoặc liên hệ hotline 1900 3331 để được hỗ trợ ngay nhé!

Đánh giá bài viết
Bình luận của bạn
Zalo
Gọi ngay
Đăng ký lịch hẹn

Để lại lời nhắn

    Vui lòng để lại thông tin để Trợ lý Bác sĩ trực tiếp tư vấn cho bạn.

    Họ tên

    Số điện thoại

    Ghi chú