Dù ở độ tuổi nào, chúng ta ai cũng đều có thể gặp những vấn đề về lợi. Chúng không chỉ gây ra cảm giác đau, khó chịu mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến công việc và cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Cùng Nha khoa Việt Smile tìm hiểu về bệnh lý viêm lợi, nguyên nhân, triệu chứng và phương án điều trị trong bài viết dưới đây nhé.
Chảy máu chân răng là gì?
Chảy máu chân răng còn được gọi là chảy máu lợi, chúng ta có thể phát hiện trực tiếp bằng mắt thường. Bạn có thể mình bị chảy máu lợi khi đánh răng, đôi khi là bớt chợt cắn một quả ổi, quả táo… hoặc là khi vừa dùng chỉ nha khoa xong.
Những người bị chảy máu chân răng sẽ bắt gặp 1 số dấu hiệu như
+ Răng miệng nhạy cảm hơn bình thường
+ Lợi của bạn ngứa, dễ chảy máu, đỏ, sưng đau
+ Tình trạng hôi miệng
+ Chạm vào đau, đánh răng chảy máu, ăn nhai mất ngon
+ Thường xuyên gặp triệu chứng loét miệng
Chảy máu răng nguyên nhân do đâu?
Do cao răng, mảng bám
Những vấn đề về vệ sinh răng miệng chưa tốt mảng bám không được làm sạch triệt để, lợi bị sưng viêm, cao răng tích tụ nhưng không được vệ sinh tại nha khoa là 1 trong những nguyên nhân hàng đầu khiến bạn bị chảy máu chân răng, viêm lợi. Đây cũng là một dấu hiệu báo sức khỏe răng miệng của bạn đang có vấn đề.
Cao răng không chỉ khiến nụ cười của bạn kém thẩm mỹ, làm bạn thiếu tự tin trong khi giao tiếp với mọi người mà cao răng còn tiềm ẩn nhiều nguy hại, gây ra tình trạng tụt lợi, răng lung lay hoặc mất răng vĩnh viễn..
Đặc biệt, cao răng không thể được loại bỏ đơn thuần bằng cách đánh răng và súc miệng mà cần sự can thiệp của nha sĩ.
Các vấn đề răng miệng thường bắt nguồn từ cao răng
Thay đổi hormone thời kỳ mang thai hoặc dậy thì
Trong tuổi dậy thì hoặc trong suốt thời kỳ mang thai, việc nuôi dưỡng thai nhi sẽ gây ra những thay đổi về nội tiết tố làm tăng nguy cơ gây bệnh răng miệng cũng như khiến nướu răng dễ bị chảy máu, viêm lợi
Chảy máu răng trong giai đoạn này thường do nồng độ hormone progesterone tăng cao khiến nướu của bạn nhạy cảm hơn với vi khuẩn trong mảng bám.
Vấn đề viêm lợi, chảy máu chân răng được xem là hiện tượng mà mẹ bầu nào cũng có thể gặp. Nhưng nếu cứ để mặc và không điều trị, cộng thêm với vấn đề vệ sinh răng miệng không tốt có thể gây sâu răng và bị bệnh nha chu. Cũng bởi vậy mà việc chăm sóc răng miệng trước, trong thời kỳ mang thai cần đặc biệt lưu ý.
Chảy máu chân răng do bệnh nha chu
Mảng bám vi khuẩn (là nơi tích tụ thức ăn thừa, vi khuẩn,…) là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý răng miệng. Biểu hiện đầu tiên của bệnh nha chu là có vôi bám ở cổ răng, kích thích gây viêm lợi khiến lợi sưng, đỏ và dễ chảy máu khi ăn nhai hoặc chải răng.
Viêm nha chu là tình trạng nặng hơn của viêm nướu, có sự phá hủy các cấu trúc nâng đỡ xung quanh răng, dẫn đến răng lung lay và cuối cùng là mất răng. Bởi vậy, tình trạng cần được chú ý ngay lập tức. Ngoài ra, xung quanh nướu răng có thể xuất hiện những khối u nhỏ màu đỏ, gây khó chịu và nhiễm trùng nếu chúng bị vỡ.
Thời gian càng kéo dài không điều trị dẫn đến bệnh càng nặng, các tổ chức xung quanh răng tổn thương, lợi bị tụt xuống càng sâu, làm lộ chân răng, gây mất thẩm mỹ và hơn thế xương mô hàm sẽ bị phá hủy, dần tiêu đi, chân răng không còn chỗ bám, ngày càng lỏng lẻo, khiến bạn rụng răng sớm.
Giảm tiết nước bọt
Khi bạn dùng các loại thuốc như chống trầm cảm, tim mạch… hoặc các bệnh làm giảm lưu lượng nước bọt được tiết ra, gây khô miệng, dẫn đến không loại bỏ được các mảng bám trên răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển,niêm mạc miệng bị khô, tăng nguy cơ chảy máu chân răng, viêm sưng lợi.
Làm răng sứ sai kỹ thuật gây viêm, chảy máu
Việc làm răng thẩm mỹ, phục hình răng không đảm bảo là nguyên nhân khiến răng không khít sát, hở đường tiếp giáp khiến thức ăn giắt lại, tích tụ lâu ngày, có thể gây ra những tổn thương nướu răng, khiến bạn bị viêm lợi, sưng đỏ vùng nướu, chảy máu chân răng kèm theo tình trạng hôi miệng.
Hậu quả Bọc sứ sai kỹ thuật – Nguy hiểm cho răng và nướu
Chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu dưỡng chất.
Bạn nên chú ý bổ sung các loại rau và trái cây tươi để cung cấp vitamin cho cơ thể nói chung, cho răng và nướu nói riêng; chúng cũng có tác dụng làm sạch răng sau khi ăn.
Việc thiếu vitamin C trầm trọng khiến sức đề kháng suy giảm. Thêm vào đó, Việc ăn quá nhiều đồ cay nóng, uống đồ lạnh khiến răng nhạy cảm
Dấu hiệu của 1 số bệnh lý
Tình trạng răng miệng nhạy cảm, chảy máu chân răng cũng có thể là dấu hiệu khi bạn đang gặp vấn đề liên quan đến tiểu đường, bệnh về gan, thận, tuyến giáp hay bệnh lý về ung thư, Nấm Candida miệng..
Chảy máu chân răng có nguy hiểm không?
Tùy vào mức độ khác nhau mà tình trạng chảy máu chân răng có thể là biểu hiện của một bệnh lý nguy hiểm
- Khi bị chảy máu chân răng bạn sẽ cảm thấy đau nhức, cảm giác đau khi ăn nhai. Nếu không được chăm sóc, điều trị kịp thời sẽ khiến lợi bị tổn thương nghiêm trọng: vùng lợi sưng phồng, căng đỏ, thậm chí chảy mủ, gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh
- Hiện tượng chảy máu chân răng ảnh hưởng trực tiếp đến ăn uống, sinh hoạt hàng ngày khiến bạn cảm thấy khó chịu, đôi khi là cảm giác chán ăn, ăn không ngon
- Khi đánh răng dễ bị chảy máu, đau nhức ở nướu, mất thẩm mỹ
- Ảnh hưởng đến chân răng và xương ổ răng, đáng lo hơn là gây tụt nướu, chân răng bị lung lay, dẫn đến mất răng. Bạn sẽ cần trồng răng implant để khôi phục chức nâng ăn nhai và thẩm mỹ cho răng.
Chính vì vậy, khi có những triệu chứng của bệnh, bạn cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng cũng như đến thăm khám bác sĩ nha khoa sớm.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu lợi bị chảy máu thường xuyên, bị sưng chuyển từ màu hồng sang màu đỏ và dễ chảy máu thường xuyên, không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn tuyệt đối không được xem nhẹ. Bởi lẽ, chân răng bị chảy máu thường xuất phát từ bệnh lý nha khoa. Để điều trị dứt điểm thì giải pháp tốt nhất là tới trực tiếp các địa chỉ nha khoa uy tín để thăm khám, phát hiện và được điều trị kịp thời.
Chảy máu chân răng cũng như các bệnh lý răng miệng khác cần được phòng ngừa và phát hiện sớm, như vậy việc điều trị sẽ đơn giản hơn. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh tiến triển nặng, việc điều trị sẽ phức tạp, tốn kém thời gian, tiền bạc.
Biện pháp phòng ngừa chảy máu chân răng
Vệ sinh răng miệng tốt phòng chảy máu chân răng
Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh viêm lợi là vệ sinh răng miệng sạch vệ (ít nhất 2 lần/ngày), mỗi lần khoảng 3 phút. Ngoài ra, bạn có thể dùng dung dịch nước muối hoặc nước súc miệng loại bỏ bớt các vi khuẩn còn sót lại trong khoang miệng.
Đối với trẻ nhỏ quý phụ huynh cần hướng dẫn cách vệ sinh răng miệng để hình thành thói quen vệ sinh răng miệng tốt cho bé. Nếu trẻ dưới 3 tuổi, bạn có thể dùng gạc quấn quanh ngón tay trỏ, để vê sinh răng, nướu của bé hàng ngày.
Dùng ngón tay đã được vệ sinh sạch sẽ để mát xa nướu răng nhẹ nhàng để tăng cường lưu thông máu, tốt cho sức khỏe răng miệng.
Khi sử dụng răng giả, phục hình cấy ghép implant cần lưu ý chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng và vệ sinh răng bằng dụng cụ chuyên dụng để vừa làm sạch răng, vừa bảo tồn chất lượng răng.
Dùng chỉ nha khoa
Thói quen sử dụng tăm xỉa răng có nguy cơ gây tổn thương lợi, chảy máu chân răng, bệnh viêm nha chu,… Đó là lý do vì sao các nha sĩ luôn khuyên mọi người nên dùng chỉ nha khoa thay cho tăm xỉa răng.
Bạn hãy dùng chỉ nha khoa để loại bỏ các mảng bám thức ăn còn sót lại trong các kẽ răng. Thay vì dùng tăm tre thường xuyên, bạn nên dùng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần để làm hạn chế được tình trạng nướu răng hay bị chảy máu.
Khám răng định kỳ là 1 thói quen tốt
Thường xuyên kiểm tra răng có thể sớm phát hiện các bệnh răng miệng và có hướng khắc phục nhanh và hiệu quả nhất. Bạn nên tới các cơ sở nha khoa uy tín để khám răng định kỳ 3-6 tháng 1 lần, bác sĩ sẽ lấy cao răng mảng bám giúp bạn giảm thiểu tình trạng viêm lợi, chảy máu chân răng đồng thời phát hiện sớm các bệnh lý răng miệng để điều trị kịp thời.
Có cần cạo vôi răng định kì
Đảm bảo dinh dưỡng
Trong việc phòng tránh viêm lợi ngoài vệ sinh răng miệng, chế độ dinh dưỡng cũng có vai trò vô cùng quan trọng.
Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ làm nướu khỏe mạnh sẽ giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn. Vì vậy, bạn cần duy trì chế độ ăn uống cung cấp đầy đủ vitamin và dưỡng chất để tăng sức đề kháng, miễn dịch cho cơ thể, bổ sung rau xanh, hoa quả tươi mát để thanh lọc cơ thể.
Bạn đừng quên uống đủ nước mỗi ngày cơ thể luôn mát mẻ và giúp thải bớt chất độc trong cơ thể ra ngoài.
Tránh xa những thói quen xấu
Hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng thuốc lá là yếu tố nguy cơ cao cho bệnh viêm nướu, chảy máu chân răng, viêm quanh răng.
Thuốc lá được xem là kẻ thù số một của các bệnh răng miệng, không những làm tăng nguy cơ mắc bệnh mà còn làm chậm quá trình hồi phục của các bệnh răng miệng. Do vậy bạn nên hạn chế thuốc lá và cả thuốc lá điện tử
Hạn chế dùng những thực phẩm dễ gây kích ứng, nhiều axit, cay nóng khiến răng lợi nhạy cảm. Hạn chế ăn đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, uống rượu bia.
Chữa viêm lợi tại nhà đơn giản – nhanh chóng
Bạn nên thực hiện thói quen chăm sóc răng miệng tốt để giữ cho hơi thở luôn thơm tho, tránh bệnh lý như viêm lợi, chảy máu chân răng, sâu răng…. Việc phát hiện sớm để xử lý các vấn đề răng miệng giúp bạn chăm sóc sức khỏe tốt hơn, tự tin trong cuộc sống.
Hi vọng, với những kiến thức được chia sẻ trong bài viết kỳ này, bạn đã có thêm những thông tin thật hữu ích về bệnh chảy máu chân răng, bệnh lý liên quan tới lợi.