Trẻ mọc cục thịt thừa ở lợi có bị đau và nguy hiểm không?

Thịt thừa ở lợi Trẻ mọc cục thịt thừa ở lợi là tình trạng khá phổ biến hiện nay ở trẻ nhỏ, nhiều cha mẹ lo lắng, không biết có nguy hiểm gì đến sức khỏe của trẻ hay không? Nguyên nhân do đâu khiến bé bị mọc thịt thừa ở lợi? Để những thắc mắc của các bậc phụ huynh được giải đáp nhanh nhất, nha khoa VIET SMILE gửi đến bạn những thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.

Thịt thừa ở lợi trẻ nhỏ - những sự thật bạn nên biết
Thịt thừa ở lợi trẻ nhỏ – những sự thật bạn nên biết

Thịt thừa ở lợi là gì?

Tình trạng nướu răng nổi cục thịt nhỏ, lồi, có những hình dạng khác nhau và không gây đau đớn. Đây có thể là biểu hiện U lồi hàm (Mandibular torus). Khi này, xương hàm trên hoặc dưới phát triển gây nên khối u lồi, cứng, mịn khi chạm vào. Tình trạng này tương đối phổ biến và không cần phải điều trị y tế, trừ trường hợp khối u lớn gây ảnh hưởng khả năng nhai hoặc gây đau.

Thông thường biến dạng này thường xuất hiện và phát triển sau tuổi 30, có thể sớm hơn, đến một độ lớn nhất định thì ngưng phát triển.

Kích thước phần xương chân răng bị lồi ở mỗi người là khác nhau, hình dáng cũng khác nhau. 

Nguyên nhân trẻ mọc cục thịt thừa ở lợi

Cục thịt thừa ở lợi trẻ nhỏ không tự nhiên mà hình thành mà bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Sau đây là một số nguyên nhân khiến trẻ bị mọc cục thịt thừa ở lợi.

Trẻ mọc răng

Trẻ nhỏ mới chào đời sẽ không có răng trong miệng, trung bình từ 6 tháng tuổi trẻ bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên, tiếp theo là các khác cho đến khi đủ 20 chiếc răng, hàm trên 10 chiếc, hàm dưới 10 chiếc. Khi răng mọc lên chúng thường có hiện tượng đẩy lợi, làm cho vùng lợi đó nhô lên giống như một cục thịt, nhiều người gọi đó là thịt thừa.

Nguyên nhân trẻ mọc cục thịt thừa ở lợi
Nguyên nhân trẻ mọc cục thịt thừa ở lợi

Do vệ sinh răng miệng kém, ăn uống không hợp lý

Khi trẻ còn nhỏ chưa ý thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng đúng cách, sạch sẽ hàng ngày. Bên cạnh đó, trẻ có sở thích ăn uống đồ ngọt, đồ ăn vặt. Nếu không được cha mẹ giúp đỡ và làm sạch răng miệng sẽ khiến những đồ ăn thừa tích tụ vào răng, nướu, lưỡi và các bộ phận khác trong khoang miệng. Lâu ngày vi khuẩn sẽ gây nên các bệnh lý về răng, nướu khiến chúng bị sưng phồng, nổi mụn mủ.

Bé bị mắc bệnh lý răng miệng

Trẻ mọc thịt thừa ở lợi là do biến chứng của các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu,…. Những bệnh lý này thường do vi khuẩn tấn công làm phá vỡ các tổ chức xung quanh răng gây ra tình trạng viêm nhiễm, hình thành các ổ mủ trên nướu. Khi đó bé sẽ thường bị đau nhức, ăn uống khó khăn, miệng có mùi hôi khó chịu.

Do chấn thương

Bé không may bị chấn thương, va đập mạnh khiến nướu răng bị tổn thương gây sưng tấy, mưng mủ, xuất hiện các cục u ở nướu.  Một số trường hợp trẻ bị mọc thịt thừa ở lợi là do virus Herpes gây nên khiến cho nướu bị sưng phồng.

Trẻ bị thịt thừa ở lợi có nguy hiểm không?

Không phải tự nhiên lợi của trẻ mọc thịt thừa, do vậy khi xuất hiện tình trạng này các mẹ nên quan tâm để sớm tìm cách khắc phục. Nếu trẻ bị mọc thịt thừa ở lợi do răng mọc răng sữa thì đó là điều hoàn toàn bình thường. Sau khi răng mọc lên khỏi lợi thì những cục thịt thừa đó sẽ biến mất và không ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng của trẻ.

Trẻ bị thịt thừa ở lợi có nguy hiểm không?
Trẻ bị thịt thừa ở lợi có nguy hiểm không?

Nhưng với tình trạng thịt thừa ở lợi do các bệnh lý răng miệng gây nên thì bố mẹ nên đưa trẻ tới nha khoa để được bác sĩ can thiệp kịp thời. Bởi, nếu không được điều trị lâu ngày thịt thừa ở lợi có thể gây nên một số biến chứng nguy hiểm như:

Gây đau nhức, khó chịu: Khi nướu trẻ xuất hiện cục thịt thừa sẽ làm cho việc ăn uống của bé khó khăn, dễ nhạy cảm với đồ nóng, lạnh, từ đó khiến bé bị đau rát, bỏ bữa. Tình trạng này kéo dài cơ thể bé sẽ không đủ chất dinh dưỡng, chậm phát triển, sức khỏe suy giảm, ngủ không ngon giấc, suy nhược cơ thể.

Gây áp xe chân răng: Áp xe chân răng là tình trạng thường gặp nhất ở trẻ khi mọc cục thịt thừa ở lợi. Phần mủ trong ổ viêm này sẽ lan rộng trên phần lợi và chảy xuống xương hàm bên dưới, gây nên nguy cơ nhiễm trùng xương, xoang hàm dẫn đến liệt hàm mặt.

Gây nên mất răng sớm: Thịt thừa ở lợi thực chất là bệnh lý răng miệng, nếu không được phát hiện sớm vi khuẩn có thể ăn sâu vào trong tủy răng, chân răng. Từ đó, có thể dẫn tới hoại tử, răng không còn nguồn nuôi dưỡng, trở nên yếu đi và dẫn đến nguy cơ mất răng sớm.

Một số trường hợp viêm nhiễm nặng bác sĩ buộc phải nhổ chiếc răng đó đi để ngăn chặn viêm nhiễm lây lan rộng hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Khi mất răng sẽ ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn, răng mọc lên sẽ có hiện tượng lệch lạc, sai khớp cắn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Nguy hiểm hơn là khi trẻ phải nhổ đi chiếc răng vĩnh viễn do bị viêm nhiễm, khi đó để khôi phục lại chức năng ăn nhai và tránh những ảnh hưởng về sau thì sẽ phải đợi đến đủ độ tuổi để phục hình lại chiếc răng đã mất đó.

Gây nên mất răng sớm
Gây nên mất răng sớm

Hoại tử sàn miệng: Bên trong cục thịt thừa ở lợi có chứa hàng ngàn vi khuẩn có hại, nếu không được loại bỏ sớm chúng sẽ lan rộng sang sàn miệng, bên dưới lưỡi, vùng cằm và hàm, gây hoạt tử sàn miệng, tắc nghẽn hô hấp, đe dọa đến tính mạng.

Nhiễm trùng máu: Nhiễm trùng máu là một trong những biến chứng nguy hiểm của thịt thừa ở lợi. Tình trạng này là do vi khuẩn bên trong thịt thừa thâm nhập vào đường máu, gây tử vong.

Ung thư nướu: Các ổ viêm nhiễm do thịt thừa ở lợi gây ra nếu không được điều trị kịp thời, vi khuẩn sẽ phát triển mạnh gây ra bệnh ung thư nướu và các bộ phận khác trong cơ thể dẫn đến đe dọa tính mạng của trẻ.

Trẻ bị mọc thịt thừa ở lợi phải làm sao?

Tình trạng mọc thịt thừa ở lợi là một trong những biểu hiện cho thấy sức khỏe răng miệng của trẻ đang gặp nguy hiểm. Tuy nhiên, khi cha mẹ thấy lợi của bé xuất hiện thịt thừa thì tuyệt đối không được tự ý mua thuốc hay chữa trị cho bé tại nha. Bởi nguyên nhân mọc thịt thừa ở lợi mỗi bé khác nhau nên nếu không điều trị đúng cách sẽ làm cho bệnh trở nên nặng hơn. Do đó, bố mẹ hãy đưa bé tới gặp bác sĩ nha khoa để được thăm khám và đưa ra phương án điều trị phù hợp, trả lại cho bé hàm răng khỏe mạnh.

Trường hợp nhẹ, mới chớm

Với trường hợp này bác sĩ sẽ lấy cao răng, loại bỏ những ổ vi khuẩn khuẩn gây hại cho răng, nướu. Cùng với đó là hướng dẫn cha mẹ, trẻ nhỏ cách vệ sinh răng miệng đúng cách cùng với chế độ ăn uống khoa học để những cục thịt thừa trên lợi sẽ không còn.

Khi trẻ bị mọc thịt thừa ở lợi nặng hơn

Khi tới trẻ nhỏ được cha mẹ đưa tới nha khoa, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, đánh giá tình trạng răng. Nếu phát hiện tình trạng thịt thừa ở lợi viêm nhiễm nặng hơn, ngoài việc lấy cao răng loại bỏ ổ viêm nhiễm bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh để trẻ sử dụng giúp kháng khuẩn, giảm đau, sưng viêm và ngăn chặn sự tiến triển nặng hơn của vi khuẩn. Trong thời gian này cần được sự kiểm soát chặt chẽ từ cha mẹ, nếu tình trạng bệnh không có tín hiệu thuyên giảm thì hãy liên hệ ngay với bác sĩ để có hướng điều trị mới.

Trẻ bị mọc thịt thừa ở lợi phải làm sao?
Trẻ bị mọc thịt thừa ở lợi phải làm sao?

Trường hợp ổ viêm nhiễm ở thịt thừa nặng

Trẻ bị nổi cục thịt thừa ở mức độ nặng xuất hiện ổ mũ trắng và có chứa dịch ở trong, bác sĩ sẽ cần thực hiện rạch một đường ở nướu để dẫn lưu mủ, giúp giảm những cơn đau nhức. Sau đó, sẽ lấy hết những mảng bám cao răng bên dưới nướu và vệ sinh răng miệng thật sạch để nướu nhanh lành thương.

Tình trạng viêm nhiễm quá nặng

Đây là giai đoạn vô cùng nghiêm trọng khi lợi xuất hiện thịt thừa. Ở trường hợp này bác sĩ sẽ cần áp dụng biện pháp phẫu thuật loại bỏ ổ viêm nhiễm. Tiếp đến là thực hiện ghép mô nướu vào vị trí nướu đã phẫu thuật để bù đắp lại phần nướu đã mất do viêm nhiễm, tránh tình trạng mất răng. Trong thời gian phẫu thuật bạn nên tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ để vết thương nhanh lành.

Đặc biệt, khi điều trị tình trạng mọc thịt thừa ở lợi dù ở mức độ nặng hay nhẹ cha mẹ cũng nên lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để đảm bảo quá trình điều trị diễn ra thuận lợi, không để lại những biến chứng về sau.

Biện pháp ngăn ngừa mọc thịt thừa ở lợi trẻ em

Như các bậc phụ huynh cũng đã biết, thịt thừa ở lợi không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà gây ra nhiều căn bệnh khác liên quan đến cơ thể và tính mạng của trẻ. Do đó, cha mẹ hãy áp dụng một số biện pháp sau đây để ngăn chặn mọc thịt thừa ở lợi trẻ.

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Trẻ bị mọc thịt thừa ở lợi nguyên nhân hàng đầu là do vệ sinh răng miệng không đúng cách. Vậy nên, việc vệ sinh răng miệng cho bé sạch sẽ là cách tốt nhất để ngăn ngừa mọc cục thịt thừa ở lợi.

Với các bé nhỏ đang trong thời kỳ bú sữa mẹ, bú bình các mẹ nên thường xuyên làm sạch vùng nướu, lưỡi, khoang miệng bằng bông gạc mềm sạch.

Các bé lớn có thể tự đánh răng, phụ huynh nên hướng dẫn, nhắc nhở bé đánh răng 2 lần/ ngày vào buổi sáng, tối. Chú ý nên cho bé sử dụng bàn chải có đầu lông mềm, kích thước phù hợp với khoang miệng và chọn các loại kem đánh răng dành cho trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, có thể sử dụng nước muối sinh lý dành cho trẻ nhỏ để giúp loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây hại.

Biện pháp ngăn ngừa mọc thịt thừa ở lợi trẻ em
Biện pháp ngăn ngừa mọc thịt thừa ở lợi trẻ em

Chế độ ăn uống khoa học

Cha mẹ nên hạn chế cho bé nhỏ sử dụng những đồ ăn, uống chứa nhiều đường, đồ ăn nhanh vào ban đêm để hạn chế tình trạng sâu răng. Nếu dùng sẽ cần vệ sinh răng miệng cho bé thật sạch sau khi ăn để tránh gây ra các bệnh lý răng miệng khác dẫn đến mọc thịt thừa ở lợi.

Bổ sung thêm nhiều vitamin, canxi, chất xơ vào trong thực đơn hằng ngày giúp nướu khỏe mạnh, sức đề kháng tốt, chống lại sự tấn công của vi khuẩn.

Tái khám nha khoa định kỳ

Cha mẹ cần cho bé đến nha khoa thăm khám định kì 6 tháng/lần để được bác sĩ chăm sóc răng miệng,Trẻ mọc cục thịt thừa ở lợi,  sớm phát hiện ra Trẻ mọc cục thịt thừa ở lợi​ những bệnh lý răng miệng nếu có, tránh lây lan sang khác vùng khác.

Với những thông tin trên đến từ nha khoa VIET SMILE, hy vọng sẽ giúp các bậc phụ huynh có thêm nhiều kiến thức cần thiết để chăm sóc sức khỏe răng miệng của bé tốt nhất. Nếu còn thắc mắc, các bạn hãy liên hệ Hotline 1900 3331 để được tư vấn nhé.

Chia sẻ của bác sĩ nha khoa VIET SMILE

Đánh giá bài viết
Bình luận của bạn

Zalo
Gọi ngay
Đăng ký lịch hẹn

Để lại lời nhắn

    Vui lòng để lại thông tin để Trợ lý Bác sĩ trực tiếp tư vấn cho bạn.

    Họ tên

    Số điện thoại

    Ghi chú