Tụt lợi và cách khắc phục tụt nướu tại nhà hiệu quả

Tụt lợi và cách khắc phục như thế nào? Tụt lợi là tình trạng lợi bị tụt hẳn về phía chân răng gây lộ chân răng, không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn để lại nhiều nguy hại cho răng. Vậy khi bị tụt lợi thì điều trị ở nhà và ở nha khoa như thế nào? Hãy cùng tìm câu trả lời trong nội dung bài viết ngay dưới đây của cuoiholoi.vn nhé. 

Tụt lợi và cách khắc phục hiệu quả
Tụt lợi và cách khắc phục hiệu quả

Tụt lợi là gì?

Tụt lợi hay còn được gọi là tụt nướu hay teo rút nướu là tình trạng nướu bị rút về phía chân răng. Từ đó khiến răng trông dài hơn bình thường. Về lâu dài, nếu không được điều trị kịp thời, chân răng sẽ dần bị lộ ra. Tình trạng tụt nướu thường xuất hiện chủ yếu ở những răng mặt ngoài như răng cửa và răng nanh.

Tình trạng này nếu kéo dài và không được điều trị sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh, đồng thời phần lợi bảo vệ răng bị mất đi có thể dẫn đến mất răng. Trên thực tế, khoảng 88% người trên 65 tuổi bị tụt lợi ở một hoặc nhiều răng.

Nguyên nhân bị tụt lợi

  • Tụt nướu do bệnh nha chu: Các vi khuẩn gây viêm lợi đồng thời phá hủy các mô nướu dẫn tới tình trạng nướu bị co rút.
  • Teo rút nướu do gen: Theo nghiên cứu có tới 30% dân số có cơ địa nhạy cảm hơn, dễ mắc các bệnh về nướu. Vì vậy, khả năng cao họ sẽ dễ bị tụt nướu
Nguyên nhân bị tụt lợi
Nguyên nhân bị tụt lợi
  • Chăm sóc răng miệng chưa đúng: Vệ sinh răng miệng hàng ngày thiếu cẩn thận sẽ khiến bạn phải đối diện với vôi răng. Vôi răng cũng là một trong những nguyên nhân chính gây viêm nha chu và gây tụt nướu răng.
  • Chả răng quá mạnh: Sử dụng bàn chải quá cứng hoặc chải răng quá mạnh sẽ gây tác động không tốt tới nướu.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân gây tụt lợi không do quá trình viêm sưng như: khớp cắn bị sang chấn, răng bị mọc lệch khỏi cung hàm, sự căng kéo quá mức của phanh môi, phanh má. Đây cũng những nguyên nhân khiến nướu bị co kéo dẫn tới tụt nướu.

Bị tụt lợi ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống người bệnh?

Tụt lợi là bệnh bệnh lý răng miệng nhiều người đang gặp phải. Nhưng ít người biết đến hậu quả nghiêm trọng mà tụt lợi gây ra. Sau đây là một số ảnh hưởng của tụt lợi đến cuộc sống của bạn.

Gây thiếu tự tin khi giao tiếp

Lợi bị tụt sẽ khiến cho chân răng bị lộ ra nhiều hơn, khi đó bạn sẽ thấy răng dài hơn so với bình thường. Nếu tụt lợi ở nhóm răng cửa, khi cười hay giao tiếp phần răng bị tụt lợi sẽ bị lộ ra, người đối diện nhìn vào sẽ cảm thấy sợ và không mấy thiện cảm. Điều này khiến bạn cảm thấy thiếu tự tin khi giao tiếp với người đối diện.

Vietsmile hau qua cua tut loi chan rang

Răng dễ mắc bệnh lý, ảnh hưởng đến ăn uống

Lợi là bộ phận giúp bảo vệ chân răng nhưng khi lợi bị tụt chân răng bị lộ ra nên dễ bị sâu chân răng, chân răng mòn khi chải răng làm lộ ngà răng gây ê buốt răng khi bị kích thích nóng lạnh, chua ngọt.

Ngoài ra, khi lợi bị tụt sẽ khiến cho thức ăn dễ bị giắt vào các kẽ hở gây nên nhiều bệnh lý răng miệng. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh lý sẽ ngày càng lan rộng và nghiêm trọng có thể là mất răng.

Lợi bong khỏi bề mặt răng

Khi tụt quá ranh giới niêm mạc tiền đình, qua quá trình ăn nhai lợi sẽ bị co kéo làm cho chúng bị bong khỏi bề mặt răng. 

Một số cách trị tụt nướu răng tại nhà

Tụt lợi là một tình trạng khá phổ biến và thường xuyên gặp phải khi sức khỏe răng miệng không tốt. Khi hiện tượng này xảy ra sẽ làm cho răng bệnh nhân ê buốt mỗi khi đánh răng, khó vệ sinh và nhiều vấn đề khác. Tụt lợi xảy ra là do chăm sóc và vệ sinh răng miệng không tốt nhưng bệnh điều trị tương đối đơn giản nếu được phát hiện sớm.

Tụt lợi không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn khiến bạn bị đau nhức, khó chịu, việc ăn nhai bị giảm sút và có thể để lại hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Nếu chưa đến nha khoa thăm khám được bạn có thể dùng một số cách điều trị tụt lợi tại nhà dưới đây:

Sử dụng thuốc bôi điều trị tụt lợi chân răng

Để chữa tụt lợi bạn có thể sử dụng một số loại thuốc bôi có tác dụng kháng, viêm kháng khuẩn được bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Một số loại thuốc chữa tụt lợi chân răng như: Gel Gumimouth, Emofluor Gel, Dentosmin P Gel, kem bôi Metrogyl Denta,… Tuy nhiên, khi sử dụng các loại thuốc bôi điều trị tụt lợi bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh sử dụng quá liều, làm cho bệnh trầm trọng hơn.

Vietsmile gel tri tut loi ho chan rang emofluor 1

Phương pháp trị tụt lợi dân gian bằng mật ong 

Mật ong không chỉ là một nguyên liệu quan trọng trong ẩm thực mà còn được sử dụng như một dược liệu giúp chữa tụt lợi hiệu quả. Bởi trong mật ong có chứa các thành phần có khả năng chống viêm, kháng khuẩn rất tốt.

Vậy nên, mật ong có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn gây hại cho khoang miệng, ngăn ngừa bệnh răng nướu phát triển và lan rộng hơn. Hơn thế nữa, các thành phần có trong mật ong còn có tác dụng hỗ trợ làm lành các tổn thương trên nướu lợi. 

Cách thực hiện: 

Cách 1: Sử dụng mật ong nguyên chất: Sau khi đánh răng sạch sẽ, bạn dùng tăm bông nhúng vào mật ong rồi chấm trực tiếp lên vùng nướu lợi bị viêm. Thực hiện lặp lại nhiều lần để tinh chất trong mất ong ngấm sâu vào nướu lợi. Sau đó bạn giữ nguyên trong vòng 5 – 10 phút rồi súc miệng lại với nước. Với cách này bạn hãy kiên trìthực hiện 2-3 lần/ngày, áp dụng trong 1 tuần để cảm nhận được hiệu quả rõ rệt.

Cách 2: Kết hợp mật ong với bột quế: Lấy một cốc nước ấm rồi cho mật ong và bột quế vào khấy đều, sau đó dùng hỗn hợp này để súc miệng trong khoảng 10 – 15 giây rồi nhổ ra. Thực hiện cách này vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. 

Cách 3: Kết hợp mật ong và chanh: Sau khi đánh răng, bạn hãy sử dụng hỗn hợp 1 thìa mật ong, 1 thìa nước cốt chanh đã trộn đều để bôi lên vùng lợi bị viêm, bị tụt lợi. Giữ hỗn hợp trên nướu trong 15 – 20 phút để tinh dầu thẩm thấu vào nướu lợi. Cuối cùng súc miệng lại thật sạch với nước để không còn sót mật ong trên răng lợi. Thực hiện cách này 2-3 lần/ngày để đạt hiệu quả.

Dùng trà xanh để trị tụt lợi tại nhà 

Dùng trà xanh để trị tụt lợi tại nhà 
Dùng trà xanh để trị tụt lợi tại nhà

Lá trà xanh có chứa catechin – một chất giúp cải thiện liên kết mô giữa răng và nướu. Chính vì thế, bạn có thể chữa tụt lợi tại nhà bằng cách sử dụng nước trà xanh thường xuyên.

Cách thực hiện: Đầu tiên bạn chuẩn bị một nắm lá trà xanh, rửa sạch và vò đến khi lá hơi nát thì cho vào bình đun với nước sạch. Đun sôi tầm 5 phút thì có thể tắt bếp, để trà đến khi muội thì dùng để súc miệng miệng hằng ngày. Lá trà còn tốt cho sức khỏe và giúp hơi thở có mùi dễ chịu nên bạn có thể dùng nước lá tràn để uống thay thế cho nước lọc mỗi ngày.

Thường xuyên vệ sinh răng miệng đúng cách

Khi răng miệng không được vệ sinh sạch, vi khuẩn sẽ ngày càng phát triển và tấn công mạnh làm cho nưới răng ngày càng lan rộng ra. Do vậy để điều trị tụt lợi cách duy nhất bạn cần làm là vệ sinh răng miệng thật sạch mỗi ngày với bàn chải đánh răng lông mềm kết hợp với nước súc miệng.

Khi vệ sinh răng miệng với bản chải đánh răng bạn hãy thực hiện theo chiều xoay tròn và dùng lực vừa đủ để lấy đi hết mảng bám thức ăn, vi khuẩn để tránh cho lợi bị tụt nhiều hơn.

Các phương pháp điều trị tụt lợi tại nha khoa 

Tụt lợi là một bệnh lý nguy hiểm để lại những hậu quả lớn cho sức khỏe răng miệng. Vậy nên, bạn cần có những biện pháp khắc phục kịp thời tránh để lại những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số cách điều trị bệnh tụt lợi răng bạn nên biết:

Đối với bệnh tụt lợi tình trạng nhẹ

Lấy vôi răng
Lấy vôi răng

Lấy vôi răng: Với những trường hợp nhẹ, nướu chưa bị tụt quá nhiều vẫn còn một phần nhỏ bám vào chân răng, phần chân răng không bị lộ quá lớn. Để giúp điều trị tụt lợi nhanh khỏi bác sĩ sẽ tiến hành cạo vôi răng ở phần chân răng để phần chân răng luôn sạch, đồng thời loại bỏ được những vi khuẩn gây hại đến răng và phần lợi đang bị tổn thương.

Dùng thuốc bôi hoặc thuốc ngậm có chứa fluoride: Với phương pháp này hằng ngày bạn cần đến nha khoa để bác sĩ tiến hành bôi dung dịch thuốc fluoride lên vị trí răng bị tụt lợi, bị ê buốt. Hoặc bác sĩ sẽ hướng dẫn ngậm máng plastic có chứa fluoride khi ngủ trong vòng 1 tuần. Các hợp chất bên trong của fluorid sẽ hòa tan với nước bọt giúp làm cho bề mặt răng cứng cáp hơn và bề mặt răng ít nhạy cảm hơn, hiện tượng ê buốt sẽ giảm đi nhiều. Tuy nhiên, dùng thuốc fluoride chỉ là giải pháp tạm thời chứ không điều trị được dứt điểm.

Bôi dung dịch fluoride kết hợp với ánh sáng laser: Khi bị tụt lợi gây lộ lớp xương răng, xương răng có khả năng kháng mài mòn thấp nên rất dễ gây lộ ngà răng. Ngà răng sẽ rất tiếp xúc trực tiếp với trường gây nên các triệu chứng nhạy cảm ngà răng từ đó gây ê buốt. Để giúp bịt kín các ống ngà răng bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp bôi dung dịch fluoride kết hợp với ánh sáng laser. Phương pháp này sẽ có tác dụng ngay sau lần chiếu đầu tiên nên giúp bệnh nhân tiết kiệm được thời gian đến phòng khám.

Hàn trám cổ răng: Khi răng bị tụt lợi phần cổ răng sẽ bị mài mòn, chân răng bị lộ ra làm cho răng dễ nhạy cảm, gây ê buốt răng thì hàn trám răng cũng là cách điều trị răng bị tụt lợi hiệu quả. Bác sĩ sẽ sử dụng trám răng bằng vật liệu nha khoa như composite hoặc Amalgam để làm lấp đầy vào phần cổ răng đã bị bị hở và bị mài mòn. Khi những phần tổn thương đó được lấp đầy thì tình trạng tụt lợi sẽ nhanh chóng lành lại.

Hàn trám cổ răng
Hàn trám cổ răng

Bị tụt lợi ở mức độ nặng

Với mức độ nặng việc điều trị bằng những phương pháp trên không thể chấm dứt hoàn toàn được, bác sĩ sẽ khắc phục tình trạng tụt lợi bằng phương pháp phẫu thuật ghép lợi. Phẫu thuật ghép lợi là thủ thuật giúp phục hồi những phần nướu bị hư tổn, ngăn chặn tình trạng tụt lợi trở nên nặng nề hơn.

Từ đó, giúp cho vùng nướu không bị phá hủy gây ảnh hưởng đến xương răng. Bằng việc sử dụng một phần mô trong khoang miệng để tiến hành cấy ghép vào những phần lợi đã mất do tụt lợi.

Những mô đó được liên kết với những phần mô dưới chân răng giúp tái tạo lại phần nướu bình thường và giúp phục hồi những tổn thương ngăn chặn bệnh tái phát. Tụt lợi và cách khắc phục​ bằng phương pháp cấy ghép lợi được chia thành các phương án như: vạt có chân nuôi, ghép mô liên kết dưới biểu mô, ghép lợi tự do tự thân.

  • Phương pháp vạt có chân nuôi: Đây là loại vạt trượt bên có chân nuôi được chỉ định dùng khi mô nha chu ở vùng kẽ còn tốt, vùng lợi bên cạnh còn đủ rộng, đủ dày và cao để tạo vạt trượt bên.
  • Ghép lợi tự do tự thân: Với phương án này thường được áp dụng với những trường hợp nướu quá mỏng, cần bổ sung thêm mô để phần nướu xung quanh chân răng rộng hơn, nhằm bao bọc được toàn bộ chân răng. Bác sĩ sẽ tạo vạt và loại bỏ mô dưới lớp thịt trên cùng, sau đó một lượng nhỏ mô sẽ được lấy trực tiếp từ vòm miệng và tổ chức liên kết ở phía hàm ếch ghép vào vùng nướu đang được điều trị.
  • Ghép mô liên kết dưới biểu mô: Phương án điều trị này thường áp dụng cho những trường hợp nhiễm trùng chân răng. Bác sĩ sẽ lấy một phần da trong khoang miệng như ở vòm miệng và mô liên kết dưới biểu mô để ghép vào mô nướu xung quanh phần chân răng bị tụt nướu. Nhưng có nhược điểm là kỹ thuật phức tạp hơn và có thời gian phẫu thuật kéo dài nên đòi hỏi bác sĩ có tay nghề và chuyên môn cao hơn.

Nội dung bài viết trên đây đã tổng hợp về bệnh tụt lợi chân răng và cách chữa tại nhà cũng như là ở nha khoa chi tiết nhất. Hy vọng rằng đây sẽ là những thông tin, kiến thức bổ ích cho quý vị bạn đọc để có thể bảo vệ sức khỏe răng miệng được khỏe mạnh. Chúc các bạn có thời gian đọc bài vui vẻ và đừng quên theo dõi cuoiholoi.vn mỗi ngày để cập nhật tin tức nha khoa mới nhất nhé. 

Đánh giá bài viết
Bình luận của bạn

Zalo
Gọi ngay
Đăng ký lịch hẹn

Để lại lời nhắn

    Vui lòng để lại thông tin để Trợ lý Bác sĩ trực tiếp tư vấn cho bạn.

    Họ tên

    Số điện thoại

    Ghi chú